Marketing landscape event recap: Automation Marketing, and Performance Marketing

Marketing tự động hoá (Automation Marketing) – Tương lai của Digital Marketing

Là những con người được xem là tech-savvy so với các ngành nghề khác, việc cập nhật xu thế phát triển của các công cụ cũng như hướng đi của ngành Digital Marketing hàng ngày là bữa sáng nóng hổi cho các Marketer. Nếu thường xuyên theo dõi AdAge, TheBalance, Hubspot, hay Marketo, bạn sẽ nhanh trí nhận ra các tin tức đang nóng hổi về xu thế Automation – Tự động hoá – trong Marketing.

 

Vậy Marketing Automation là gì?

Marketing Automation là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình tiếp thị (như phân khúc khách hàng, tích hợp dữ liệu khách hàng và quản lý các chiến dịch). Việc ứng dụng Marketing Automation làm cho các quá trình vốn có thể thực hiện bằng tay trở nên hiệu quả, tăng độ chính xác lên tuyệt đối và các công việc kết hợp ăn ý với nhau hơn.

 

Marketing Automation cũng chính là là lựa chọn hoàn hảo cho bài toán thiếu sự kết nối giữa Marketing – Sales, hướng tới trải nghiệm và sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

 

Một nghiên cứu đã chứng minh, bằng cách tối ưu việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trong toàn bộ quá trình tiếp thị, doanh nghiệp đã tạo ra tăng 50% doanh số bán hàng, tăng 20% cơ hội bán hàng với chi phí thấp hơn 33%. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn về phân tích các insights, Marketing Automation đã giúp các doanh nghiệp tăng phần trăm chuyển đổi của họ lên 53% so với mức tăng 9,3% đối với các doanh nghiệp không dùng.

 

Bài chia sẻ về xu hướng Marketing Tự động (Marketing Automation) của anh Bùi Quang Phú từ Puziness nhận được sự mong chờ từ tất cả khách tham dự sự kiện hôm đó. Các Digital Marketer, đặc biệt là Growth Marketer, đều không muốn bỏ lỡ xu hướng nổi bật này, và mình cũng không phải ngoại lệ.

 

Với một growth marketer, điều trăn trở nhất chính là conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi). Làm sao để biến khách hàng từ người quan tâm sang khách mua hàng? Từ khách mua hàng sang khách dùng nhiều? Từ khách dùng nhiều sang khách trung thành? Và thậm chí là “đại sứ thương hiệu”? Kế hoạch marketing có thành công hay không, ta phải nhìn vào tỉ lệ chuyển đổi để đánh giá. Với mục tiêu tối cao của các nhà kinh doanh là tăng lợi nhuận, có 3 cách để đạt được điều này, đó là: Tăng đơn hàng; giảm chi phí phục vụ; và giảm thời gian phục vụ (suy cho cùng thì thời gian cũng là tiền bạc, nhưng mình vẫn tách ra để chúng ta có cái nhìn chính xác nhé).

 

Vậy câu hỏi đặt ra: Làm sao để ứng dụng Marketing Automation vào việc cải thiện tỉ lệ chuyển đổi cho hiệu quả? Trước tiên, ta cần xác định các vấn đề cần đến Marketing Automation.

 

4 điểm lãng phí của Marketing truyền thống

Với các chiến dịch marketing truyền thống, anh Phú đánh giá rằng chúng tạo ra 4 điểm lãng phí mà vẫn chưa xử lí hiệu quả được, bao gồm:

4 diem lang phi

 

  1. Lượng khách hàng không mua – Các khách hàng truy cập trang web/ cửa hàng online không được quan tâm và “theo đuôi” để lấy thông tin và đầu mối liên lạc. Việc có thể xác định lượng khách hàng không mua cùng nguyên nhân, đặc điểm tuổi tác, hành vi và sở thích của họ có thể đem lại các insights quý báu, giúp cải thiện sản phẩm và cách thức hoạt động của chính mình.
  2. Đơn hàng trả lại – Công ty không rõ lí do và quá trình hoàn trả đơn hàng, cũng như “theo đuôi” đơn hàng một cách chính xác để nắm bắt tình hình đơn hàng và tâm lý khách hàng sau khi trả lại đơn. Việc theo dõi đơn hàng trả lại khiến cho công việc chính xác tuyệt đối và tạo uy tín chuyên nghiệp. Việc quan tâm đến các khách hàng trả đơn một cách hợp lý sẽ tăng sự gắn kết với khách hàng và nuôi dưỡng khách hàng trung thành trong tương lai.
  3. Khách hàng cũ – Khách hàng cũ là một “tài nguyên” quý báu để nghiên cứu và hiểu sâu. Họ đã mua đồ gì? Tại sao mua đồ? Làm thế nào để họ tiếp tục mua đồ? Làm thế nào để họ giới thiệu bạn bè và mua đồ nhiều hơn ở đây? Tới giờ, các công ty vẫn chưa có chính sách quan tâm đến khách hàng một cách chuyên biệt để xây dựng mối quan hệ cũng như tạo tiền đề phát triển cho việc kinh doanh sau này.
  4. Lượt ghé thăm website – Lượng khách hàng mới đáp tới landing page, website, hay cửa sổ chat vô cùng quan trọng. Họ là cách khách hàng tiềm năng và có thể đưa các insights quý báu để công ty cải thiện việc kinh doanh. Tuy nhiên, một lượng lớn các khách hàng tiềm năng đang ung dung đến và đi, và các công ty vãn loay hoay để tìm một phương pháp thích hợp để tương tác với khách hàng dựa vào hành vi của họ.  

 

3 lỗ hổng trong Marketing truyền thống

Vậy nhìn chung, 4 điểm lãng phí đó tạo nên 3 lỗ hổng lớn trong marketing truyền thống, đó là traffic, leads, và customer (cụ thể hơn, là khách hàng cũ).

3 lo hong marketing thong thuong

 

Sử dụng Marketing Automation bằng Chatbot

Với kinh nghiệm xây dựng chatbot trên nền tảng Facebook, anh Phú đã đưa ra một roadmap hoạt động của chatbot logic và hiệu quả, đồng thời xử lí được 3 lỗ hổng trong marketing truyền thống.

su dung automation marketing bang chatbot

 

Chatbot tương tác trực tiếp với visitor trên website/landing page. Công ty thậm chí có thể phân loại nội dung tương tác của chatbot dựa vào hành vi truy cập, entrance gate hay vị trí địa lý của họ. Việc phân khúc khách hàng chi tiết sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi đến tối đa, dù là traffic, leads hay customer.

 

Đặc biệt, chatbot vô cùng hữu ích trong việc follow-up trong việc chăm sóc khách hàng và lưu lịch sử tương tác với họ, giúp công ty đưa ra những promotion và deal hợp lý. Việc follow-up bằng chatbot một cách tự động cũng khiến khách hàng trở nên trung thành với nhãn hàng hơn, và công ty có thể khuyến khích họ tham gia các cộng đồng/nhóm nhỏ để tương tác và thiết lập mối quan hệ kinh doanh trong tương lai.

 

Phần review của mình xin dừng ở đây. Mình thấy vinh dự khi được tham gia event cũng như nghe anh Phú chia sẻ vì nó may mắn trùng hợp với nhiệm vụ hiện tại của mình, đó là xây dựng hệ thống Automation marketing cho công ty bằng việc sử dụng chatbot. Nếu có anh chị em cùng mối quan tâm và kiến thức về vụ này thì em hi vọng được connect. Peace out! 🙂


 

Bây giờ thì đến phần review của Tuấn Bùi 🙂

Performance Marketing do Chin Media chia sẻ.

Một trong những bài ấn tượng trong buổi chia sẻ hôm đó là do anh Kỳ Trần từ bên Chin Media chia sẻ về Performance Marketing. Tuấn thấy thu hút từ việc anh Kỳ kể về lịch sử hình thành công ty và sau đó quy trình bên họ làm và thực hiện performance marketing như thế nào. Khá là thú vị và đáng học hỏi.

 

Chia sẻ bắt đầu từ việc anh Kỳ đưa ra portfolio khách hàng và kể về Unique Selling Points của ChinMedia so với các agency khác ở Việt Nam vào năm 2015. Khách hàng thì đúng toàn “big local brands thật”. Từ ecom tới education và fintec (chủ yếu là ecom). Cũng chắc là vì việc “đo lường” thực hiện rõ rệt hơn ở trong thương mại điện tử.

chin media portfolio

 

Sau đây những điểm chú ý mà Tuấn có thấy…

 

Công cụ đo lường nội bộ

Trong lúc lắng nghe bài chia sẻ Tuấn có để ý tới mục “trang hoạt động”. Tính thêm yếu tố là bên họ có track được hiệu quả marketing campaign thì thấy có một giả định là những đường link marketing ra ngoài đều qua một công cụ nội bộ hết. Việc này giúp đo lường chính xác và biết “chuyển đổi” có được thành công hay không. Việc này theo mình thấy thì họ nắm bắt được rất rõ channel nào đang mang lại chuyển đổi tốt để sau này tối ưu tiếp.

cong cu do luong noi bo

 

Case Study – California Fitness and Yoga

Case study về CFYC mình có đặc biệt chú ý. Không chỉ vì việc Chin Media đẩy hơn 250 leads contacts hàng ngày theo lời họ mà bởi vì cá nhân Tuấn có trải nghiệm khách hàng với dịch vụ bên này. Đã từng là member của CFYC cách đây 3 năm. Viẹc họ “acquire customer” thuường qua việc tập thử 7 ngày hoạc là một ưu đãi nào đó khác như giảm giá cho gói xxx tháng. Có lần mình thấy gói “1 tháng với giá 400,000” khá là cạnh tranh và good value với mặt bằng chung trên thị trường này.

case study california fitness and yoga vietnam

 

Như các bạn thấy “Step 1: A/B testing” và confirm đúng là vậy. Phép thử? Ok chỉ gõ “cfyc tập thử” trên Google rồi mọi người có thể thấy một trong những kênh marketing họ dùng là Google Adwords.

tim cfyc tren google com vn

Khi click vào link ở trên đầu chúng ta sẽ tới trang landing. Anh em để ý tới “landing” trong URL nhé và những đường link UTMs.

“mode=full&utm_source=GG_SEM&utm_term=CFYC&utm_campaign=R–1217&utm_medium=999754742–47885477645–kwd-388290246200&utm_content=LCF”

 

Cá nhân mình chỉ thắc mắc do bên nào triển khai thôi 🙂 Vì theo một số thông tin thì không chỉ Chin Media thực hiện mà có các những bên khác tham gia marketing sản phẩm CFYC.

su dung duong link utm

Ở trên chỉ là một ví dụ, còn với cá nhân Tuấn thì bị “dính ads” trên Facebook và để lại contact 🙂 để thí nghiệm tiếp. Tạm thời đang trong giai đoạn “khách hàng tiềm năng”.

 

Dùng đường link UTM

Lúc mới bắt đầu mình không để ý tới việc này lắm, nhưng khi bắt đầu dùng nó nhiều thì thấy “nghiện” và phải nói thật là giá trị mang lại khá lớn. Qua UTM links anh em có thể hiểu được rất rõ channel nào với content nào đang mang lại chuyển đổi (nếu setup chuẩn nhá). Việc này giúp chúng ta test thử nghiệm hiệu quả và tìm ra nơi khách hàng tiềm năng đang tìm con đường tới sản phẩm của chúng ta 🙂

so do utm links chin media

 

Để xây dựng UTM link thì anh chị em có thể dùng Google Analytics UTM URL builder. Tool này khá dễ sử dụng và có ghi chú rõ ràng. Sau khi dính UTM link các bạn có thể xem qua báo cáo của Google Analytics và đặc biệt là dùng chức năng Google Analytics Secondary dimension. Bạn sẽ có khá nhiều insight thú vị.

utm url builder google

 

Hiểu về nền tảng

Hồi xưa mình có hay chơi “Đế chế” và nó là thuộc thể loại “strategy” và nhìn vào bối cảnh digital marketing thì đúng là việc am hiểu kênh và nền tảng marketing sẽ giúp bạn tư vấn khách hàng (từ khía cạnh agency) chuẩn hơn vì tuỳ vào sản phẩm (hay dịch vụ) và ngành, một số kênh sẽ có hiệu quả, còn một số kênh khác thì không. Dù sao thì Tuấn khuyến khích anh tìm hiểu về khách hàng, đặt ra giả định và test.

marketing platform

 

Hiểu về khách hàng

Cũng là phần cuối làm cho Tuấn chú ý, và cũng là điều mà bất kỳ growth marketer nào cũng cần biết. Hiểu sâu khách hàng của mình đến mức nào thì việc target sẽ chuẩn đến đó. Mình đề cập không chỉ đến tuổi tác mà là hành vi nhé.

hieu ve khach hang

Phần review ngắn gọn của Tuấn đến đây là hết. Hy vọng anh em growth marketers thấy hữu ích một phần nào đó. Các bạn có thể like / follow BraveBits Facebook fan page để nhận thông tin mới nhất từ BB. Chúc cả nhà có một “weekend” thoải mái :).

Comments

Let’s make a great impact together

Be a part of BraveBits to unlock your full potential and be proud of the impact you make.