Quy trình làm video content. Kinh nghiệm xương máu PageFly app.

Hê lô anh chị em Digital / Growth marketers 🙂

Tuấn lâu lâu không viết và share thông tin gì vì trong thời gian vừa qua có học cách làm video content, và bài viết này mình sẽ chia sẻ lại những kinh nghiệm trong việc làm video content đó nhé . Kết quả là đúc kết một quy trình làm video content cho sản phẩm hướng tới audience nước ngoài. Với mình “chuyện này là lần đầu” trong đời nên sẽ không tránh những “bỡ ngỡ” và sai sót. Dù sao mình tin vẫn có thể improve được nhiều trong process này. Hy vọng anh chị em thấy bài dưới đây hữu ích và áp dụng được phần nào đó trong công việc của mình. Vậy “bắt đầu nạ….“

 

Đôi lời về sản phẩm và mục tiêu

Trong công việc mình làm, phải có mục tiêu. Vậy mình sẽ giới thiệu đôi chút về sản phẩm và video content. Sản phẩm là PageFly – một phần mềm của Shopify app marketplace. Video content mình định làm là một bộ Quick Start video tutorials bao gồm 11 video giải quyết vấn đề “app onboarding”. Mục tiêu video của mình là giúp user hiểu sản phẩm và thao tác nó một cách dễ dàng và nhanh nhất có thể. Video của mình có lồng tiếng Anh dùng giọng người bản địa. Phần thu giọng nói sẽ sử dụng trợ giúp từ một freelancer.

 

Video content làm cho ai?

Việc xác định đối tượng rất là quan trọng và đó là bước đầu tiên trước khi Tuấn triển khai việc làm video content. Mục đích của video như có nói trên là để giúp khách hàng hiểu sản phẩm. Vậy qua việc support khách hàng anh chị em sẽ có cảm nhận và feedback sâu nhất có thể. Việc đó là thực tế và khi hàng ngày support khách hàng sẽ hiểu được điểm yếu sản phẩm nằm ở đâu. Những thông tin mà mình có được đều áp dụng trong việc tạo ra video content.

Dưới đây anh chị em có thể thấy Tuấn với nickname “Tony” support qua hệ thống Intercom. Trong thời gian vừa rồi mình đã từng có cơ hội tiếp xúc với hơn 500+ người dùng PageFly.

intercom custom support

 

Video phân phối ở những nơi nào?

Một trong những việc cần làm trước khi triển khai video đó là suy nghĩ video của mình sẽ được phân phối qua kênh nào. Với trường hợp bên mình thì đó là 2 nơi: Help Center của ứng dụng PageFly và Youtube. Khi làm video một trong những việc Tuấn quan tâm đó là đặt CTA (Call To Action). Việc phân phối trên Youtube có thể cho phép mình chèn những ô CTA và dẫn user đến một đường link đích mình mong muốn.

Đi vào cụ thể – ví dụ, trong video hướng dẫn sẽ có một số đoạn nói về việc chức năng xxx sẽ chỉ có trong phiên bản Pro thôi thay vì Free. Vì vậy, lúc đó sẽ cần điều hướng user và tác dụng của CTA là như vậy.

pagefly on youtube

 

Và cũng liên quan tới SEO (Search Engine Optimization) nữa…

Khi làm video thì sẽ cần chuẩn bị “script” (kịch bản). Việc video content xuất hiện ở đâu thì cũng viết với tư cách tối ưu từ giai đoạn “lên kế hoạch”. Việc video content được phân phối 02 nơi Youtube và site Help Center nên chuẩn bị content trước và lên kế hoạch về  việc liên kết giữa 02 trang web này. Việc tối ưu cho search engine ở đây là viết cho user và mình sẽ tối ưu từ mặt heading và content.

 

Làm một file workflow

Mục tiêu tối cao trong vụ làm video này là một bộ video có nhiều video con khoảng 3 – 7 phút. Mỗi một video con sẽ bao gồm những công việc nhỏ rất cụ thể. Để hiểu toàn bộ quy trình làm một video con thì Tuấn có làm một danh sách outline ra chi tiết.

 

Liệt kê công việc nhỏ: dùng Google Docs

Dưới đây là guideline đầu tiên về việc làm video chưa bao gồm phần viết kịch bản nội dung cho video content vào ngày 7 tháng 3… tức là trước ngày 8/3 với nhiều nước mắt … 😀

quy trinh lam video cu

 

Còn sau đây anh chị em có thể tham khảo guideline hoàn chỉnh hơn sau khi làm 11 video và va chạm với đủ mọi thứ. Guideline nguyên bản viết bằng tiếng Anh.

quy trinh lam video moi

 

Còn bây giờ để cho anh em có một bức tranh chuẩn chỉnh hơn thì Tuấn có làm một bảng chia công việc và khối lượng thời gian mình đã bỏ ra để thực hiện từng việc nhỏ đó.

 

Công việc Thời gian thực hành
Tìm hiểu về chức năng sản phẩm để viết bài ~1 tiếng
Viết kịch bản bao gồm content hình chụp và text ~ 2 tiếng
Review content bài viết cùng team. Lấy feedback ~ 15 phút
Quay video ~ 1 tiếng
Freelancer proofread và thu âm giọng nói ~ 48 tiếng
Lồng tiếng vào video ~ 1 – 1.5 tiếng
Review video content cùng team ~ 15 – 30 phút
Điều chỉnh lại video content sau buổi họp ~ 30 – 60 phút
Refine lần cuối video ~ 15 phút
Điều chỉnh lần cuối video content ~ 30 – 60 phút

 

Lên roadmap: dùng Google Sheet

Dưới đây là roadmap cho việc làm video content với 11 video. Vạch vàng là việc làm vào ngày đó, khoảng trống màu trắng là ko có công việc làm.

 

Lợi ích lớn của việc roadmap là mình có một bức trang tổng quát về vụ làm video này. Số lượng video sẽ cho biết  tổng thời gian cho vụ này có thể dự đoán được và tuân thủ theo nó. Một trong việc quan trọng mình thấy là phải update hàng ngày để theo dõi progress và cuối cùng biết được thực tế mất bao nhiêu thời gian cho việc làm một video hoàn chỉnh.

 

Một trong những việc cần lưu ý khi làm video content đó là mình làm không phải một mình mà phụ thuộc vào thời gian bên freelance lồng tiếng. Vì vậy, cố gắng làm nhanh nhất có thể để có thể bàn giao cho bên lồng tiếng xử lý.

len roadmap

 

Tìm người English Native tại Hà Nội

Như có đề cập đến ở đầu bài viết, video content của mình sẽ có giọng nói của người bản địa Mỹ. Khi tìm người, không có gì lạ là nhóm Facebook đầu tiên mình nhớ ra đó là Hanoi Massive Jobs – Nơi kết nói các bạn expats làm việc tại Việt Nam. Với trường hợp của mình thì có mong muốn tìm người đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Có một điều cần lưu ý hiện tại đang có một số nhóm Facebook cũng có tên là “Hanoi Massive Jobs”, mình thì vào nhóm mà do chính chủ Hanoi Massive lập ra, anh John Nash.

tim nguoi english native

 

Kinh nghiệm làm việc với bạn freelancer

Chọn lọc người mà “responsive” với mình.

Ý Tuấn là sao? Những bạn nào mà hồi âm nhanh chóng  qua email là những bạn năng động. Vì đặc thù công việc, kênh communication chính là email, nên việc email response cá nhân mình đánh giá cao.

 

Hỏi rõ về thời gian ở Hà Nội.

Khối lượng tổng công việc đã xác định, đó là 11 video và sẽ hết tầm khoảng 1.5 tháng. Vì vậy, để không bị “delay” trong việc làm video nên hỏi rõ kế hoạch của bạn í. Thông tin này mình “hỏi vui“ trong thang máy thôi, ko phải lúc phỏng vấn bạn í nhé.

 

Về tiền công / video.

Deal được dựa  trên phút audio voice recording. Thông thường sẽ hỏi về giá dịch vụ và bạn í sẽ nói một mức giá nhất định. Nhưng khi cung cấp cho bạn freelancer rõ về tổng khối lượng công việc sẽ cần làm, với trường hợp của mình là 11 video và mỗi video từ 3 – 7 phút, thì tổng giá deal sẽ khác. Vì vậy, đơn vị giá trính trên 1 phút sẽ giảm đươc đáng kể.

 

Thông tin về tổng khối lượng công việc sẽ giúp bạn í estimate được doanh thu có trong thời gian làm freelance với bên mình.

 

Về training session.

Trước khi mời bạn freelancer đến nói chuyện và gặp lần đầu tiên thì Tuấn có tạo một trang web test cho bạn í. Mục đích là để bạn í tìm hiểu về sản phẩm trước và có một hình dung sản phẩm đó là cái gì và nó làm được gì. Trong mail gửi cho bạn í, mình có đính kèm những thông tin hữu ích về sản phẩm.

 

Vậy khi bạn freelancer tới văn phòng chủ yếu là để làm quen với nhau và giải đáp những thắc mắc mà bạn í có trong lúc tìm hiểu về sản phẩm.

 

Update về tiến độ sản phẩm.

Video content mà Tuấn cần làm liên quan đến việc phiên bản mới sản phẩm chưa ra mắt. Vì vậy bạn freelancer cần nắm rõ nhất khối lượng công việc cần làm trong tuần này và tuần tới. Việc đó cũng sẽ giúp bạn í điều chỉnh công việc fulltime của mình và hoàn thiện công việc chuẩn với deadline.

 

Tại sao không phải lựa chọn Fiverr?

Fiverr là một marketplace khá rộng và có nhiều lựa chọn, nhưng cá nhân với mình thì đánh giá con người và làm việc thuận tiện hơn nếu gặp mặt trực tiếp. Dù chỉ có một lần duy nhất mình có gặp bạn đó, nhưng việc đó đủ để cảm nhận được rõ hơn về con người này. Mặt khác, khi bạn freelancer đến văn phòng BraveBits thì bạn í cũng sẽ hiểu rõ hơn bên cty mình là cty nào và những con người ra sao.

 

Dữ liệu nằm ở đâu?

Thông tin về content bài viết, hình ảnh, audio files mình giữ ở trên Google Drive. Cách chia là một folder tổng có thông tin về video đó. Trong folder đó chia ra thành 02 folders con gồm “images” và “audio”. Video và file bài viết nằm trong folder tổng.

Mỗi video nên đánh số rõ ràng và tên topic video đó. Ví dụ “7: Creating the homepage”. Tại sao mình phải làm như vậy? Dự án của mình là có 11 video và mỗi video là một folder riêng, vì vậy để phân biệt rõ thì mình có đánh số thứ tự và tên topic.

upload files len google drive

 

Việc đánh số từng video sẽ giúp việc quản lý trong phần làm việc cùng bạn freelancer. Khi trao đổi về công việc chỉ cần nói rõ đã hoàn thành phần video số mấy. Ví dụ, hình ảnh chụp dưới đây là một cuộc trao đổi giữa mình và bạn freelancer.

trao doi cong viec voi ban freelancer hieu qua

 

Lên kịch bản. Viết content ảnh / text

Trước khi viết kịch bản cần vạch ra mục tiêu của video và lên outlines. Ví dụ, mục tiêu video của mình là giúp khách hàng hiểu cách dùng một chức năng A. Vậy video sẽ xoay quanh việc đó. Khi mục tiêu rõ ràng thì kịch bản cũng sẽ dễ được thực hiện.

 

Mục tiêu và outlines

Về concept kịch bản thì mình có làm một bảng chia ra thành 02 cột. Cột đầu tiên là tên đoạn video và cột thứ hai là mô tả những hành động chi tiết. Với hình ảnh dưới thì video của mình chia ra thành 02 phần. Thông thường mỗi một phần video mình quay vào khoảng từ 1.30 – 2:00 phút.

len outlines cho bai viet

 

Về concept bài viết

Concept khá là đơn giản và sẽ chia thành kiểu content text và hình mô tả sau đó. Text chính là lời nói của bạn freelancer còn hình ảnh là video mình tự quay mô tả.

concept bai viet anh va text

 

Nên chia rõ các phần video

Trong file kịch bản các bạn có thể để ý mình có note lại “Video #1” và “Video #2”. Việc đó giúp mình hình dung ra đâu là video phần 1 và đâu là phần 2.

chia ro cac phan video trong bai viet

 

Khi bạn freelancer thu âm thì file audio sẽ như thế nào?

Phần một hay phần hai file audio được đánh dấu qua việc có “pt1” hay là “pt2”.

moi doan thu am la mot file audio rieng

Một đoạn text là một phần thu âm audio.

doan text la audio file

 

Hãy lưu ý về Call To Action cuối bài viết

Mục đích của việc làm video là giúp user hiểu về sản phẩm và dùng nó một cách hiệu quả. Vì vậy, khi xem video xong thì sẽ có khả năng chưa được rõ phần nào đó. Vì vậy thông thường mình hay để CTA là “Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ gì từ phía chúng tôi xin vui lòng liên hệ qua email … hay bấm vào nút này để chat trực tiếp với đội ngũ chuyên viên hỗ trợ khách hàng chúng tôi.”

 

Về hình ảnh trong bài viết

Hình ảnh mình dùng phần mềm Monosnap để chụp màn hình web browser. Khi chụp ảnh thì nên giữ một kích cỡ screen resolution của browser nhất định. Với trường hợp của mình đó là 1440×900 pixels. Để dễ dàng trong việc resize hình ảnh web browser cả nhà có thể dùng Google Chrome add-on có tên Window Resizer.

dung window resizer chrome addon

 

Dùng ảnh GIF để mô tả rõ hơn

Vì content kịch bản sẽ được sử dụng như bài viết thật nên  việc mô tả bằng hình ảnh tĩnh đôi khi không đủ rõ ràng. Để xử lý vấn đề này thì mình dùng Gifox Mac app.

gifox mac app

 

Luôn luôn nhớ tối ưu kích cỡ ảnh nhé

Ảnh thường hay ảnh GIF thì nên nén tối đa có thể nhưng cần lưu ý về việc vẫn giữ chất lượng ảnh nhìn chấp nhận được nhé. Với Tuấn thì tớ dùng Image Optim Mac app. App này nén ảnh dạng PNG, JPG và cả GIF.

imageoptim mac app

 

Về các công cụ liên quan tới hình ảnh và video Tuấn có chia sẻ qua bài viết Làm việc hiệu quả với công cụ dành cho Digital Marketer – Phần 1: Video & Graphic. Anh chị em có thể tham khảo thêm.

 

Khi kịch bản đã xong thì đến phần quay video.

 

Quay và edit video

Làm video thì sẽ bao gồm 02 phần: quay video màn hình và sau đó lồng ghép tiếng trong video content.

 

Chọn phần mềm quay màn hình – QuickTime Mac app

Mac OS có app sắn có tên là QuickTime. Tuấn có dùng app này để quay video màn hình trên máy tính của mình. Bạn nào quan tâm thì có thể download miễn phí tại trang chính thức của Apple. Khi quay màn hình chỉ cần bật app đó lên và chọn setting phù hợp. Với mình là chế độ quay video không cần tiếng.

thu video bang quicktime mac app

Còn bây giờ khi phần mềm đã được cài đặt thì đến giai đoạn quay video nhé.

 

Chuẩn bị môi trường quay video

Bạn nào dùng Mac thì sẽ có thể biết về chế độ “Do not disturb”. Trước khi quay mình bật chế độ đó lên để tránh việc notification từ Internet services như Facebook, Skype hay email notification. Việc quay sẽ được mượt và những notification không bị xuất hiện trong video.

bat che do do not disturb

Dùng Ipad để sẵn kịch bản đọc

Quay màn hình mình dùng QuickTime Mac app, còn việc kịch bản và đọc thầm để áng chừng từng đoạn video thì mình dùng iPad. Vừa đọc content thầm vừa quay video và thao tác. Như vậy khi có giọng thu âm từ bạn freelancer mình lồng tiếng sẽ khớp. Khi quay video thì nên dư thời gian ra để tránh việc giọng nói có thể dài và chưa đến đoạn chuyển màn hình.

doc kich ban voi ipad

 

Chọn phần mềm làm video

Ngay ban đầu khi quay video nhớ lại kinh nghiệm trước đây làm video đó là dùng Adobe Premier. Nhưng sau khi cài phiên bản mới nhất và dùng thử thì thấy nó khó sử dụng. Cũng lâu rồi không độn đến video. Vì vậy chuyển sang hướng dùng Final Cut Pro Mac app. Phần mềm này có phiên bản 30 ngày dùng thử và như vậy đã khá là đủ thời gian để làm video.

dung final cut pro mac app

 

Back to basic – học làm video cùng Final Cut Pro qua Udemy

Dù FInal Cut Pro cá nhân Tuấn thấy dễ dùng hơn là Adobe Premiere, nhưng vẫn phải qua một khoá đào tạo online video. Dùng tài khoản công ty support cho anh em mình có xem và nghe video tutorial và chỉ cần xem đủ 29/45 cũng đã hiểu vài khai thác được phần mềm này. Tổng thời gian học làm quen với app này hết khoảng từ 4 – 6 tiếng đồng hồ.

hoc online tren udemy

 

Trong lúc edit video có một vấn đề lớn – dung lượng

Khi anh em làm video sẽ thấy một hiện tượng là ổ cứng bị mất hút khá nhanh. Lý do là Final Cut Pro có generate ra những files từ app. Để xử lý vấn đề về dung lượng thì mỗi khi làm xong video thì hãy clean up video files do Final Cut Pro nó tạo ra. Để làm điều này cần vào File – Deleted Generated Event Files.

xoa event generated files

Refinement video cùng Team

Giai đoạn ném đá là không thể tránh khỏi vì ném đá để nâng cấp chất lượng video. Thực ra những thứ mình viết vừa trên cũng là do anh em trong BB đóng góp. Team member đóng vai trò khách hàng và nghe video đã làm xong và góp ý. Vì vậy hãy “be open-minded” để lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp của mình.

 

Việc góp ý chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc update video và sẽ mất một khoản thời gian. Vì vậy, khi lên roadmap hãy tính chi phí về mặt thời gian để hoàn thiện video chuẩn kịp vào khung deadline của dự án.

refine video cung team

Đến đây là hết và Tuấn hy vọng anh chị em có đọc bài này đến cuối và thấy hữu ích. Mong muốn cá nhân từ phía mình để mọi người khi làm video content có thể rút kinh nghiệm và những lỗi mình gặp phải. Có cái gì hay ho mà mang lại value chắc chắn sẽ recap lại và share cho cộng đồng 😉

Comments

Let’s make a great impact together

Be a part of BraveBits to unlock your full potential and be proud of the impact you make.