Một lần nữa được lên sóng, không biết chia sẻ gì nữa? vì thực ra hết kiến thức roài, nhưng bỗng dưng nhớ ra mình còn chưa chia sẻ về cách làm tình với Google Data Studio (viết tắt: GDS), thế là lại ngồi lạch cạch viết vài dòng tâm sự để chia sẻ về lĩnh vực GDS tới các bạn. Tâm sự thì nhiều, nhưng vì mình sợ nó sẽ tản mạn, vì vậy mình chỉ xin phép chia sẻ những nét chính trong tâm sự của mình về GDS:
- Google Data Studio là gì?
- Google Data Studio mang lại cho bạn những lợi ích gì?
- Giới thiệu sơ lược về Google Data Studio
- Cảm nhận sau khi đã làm tình với Google Data Studio?
Google Data Studio là gì?
Nếu bạn tìm kiếm “GDS là gì” trên Google, tôi nghĩ bạn sẽ có hàng tấn kết quả, nhưng qua những gì tôi trải nghiệm, tôi nghĩ GDS là một công cụ mà giúp bạn thống kê tất cả dữ liệu của bạn thành một báo cáo đầy đủ thông tin, dễ hiểu bằng cách trình bày dữ liệu và các con số thông qua các thanh phần trực quan như: Combo Chart, Pie Chart, Table, ScoreCard … và rất rất nhiều chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Nhưng có 1 điều mà tôi thấy ấn tượng khi sử dụng GDS để xây dựng báo cáo, đó là: Bạn sẽ tích kiệm được chi phí khi phải xây dựng 1 hệ thống báo cáo, và đặc biệt cùng GDS bạn có thể chia sẻ những báo cáo của bạn tới bất kỳ ai bạn muốn, đó là điều tôi thấy ấn tượng với GDS.
Google Data Studio mang lại cho bạn những lợi ích gì?
Lợi ích GDS mang lại thì rất nhiều, nhưng có lẽ để biết về chúng tôi nghĩ bạn lên trải nghiệm để thẩm thấu nó, ở đây tôi chỉ liệt một vài lợi ích mà bạn sẽ có khi dùng GDS:
- Vì GDS là 1 sản phẩm của Google, vì vậy cùng với GDS bạn có thể tạo báo cáo và thống kê dữ liệu từ Google Analytics, Google Sheets, Google Cloud Storage, Search Console … và còn nhiều nhiều thứ khác nữa, cái này tôi nghĩ bạn nên tự tìm hiểu cho nó kích thích.
- GDS giúp bạn xây dựng hệ thống báo cáo một cách trực quan và dễ sử dụng, và giúp giảm chi phí cho việc xây dựng hệ thống báo cáo.
- Cùng với GDS, bạn có thể chia sẻ báo có tới mọi người, điều này đặc biệt quan trọng, nếu bạn muốn trình diễn kết quả của một chiến dịch tới khách hàng, từ đó có thể thuyết phục khách hàng rằng chiến dịch của bạn tốt hay không tốt, điều đó sẽ giúp bạn có được niềm tin của khách hàng hơn.
Giới thiệu sơ lược về Google Data Studio
Như tựa đề, tôi chỉ giới thiệu sơ lược về GDS, ở đây là các thành phần chính mà bạn cần phải có để có thể sử dụng GDS để xây dựng báo cáo. Trước tiên để sử dụng GDS, bạn cần 1 tài khoản Google và truy cập vào trang GDS: https://datastudio.google.com để bắt đầu xây dựng một báo cáo đầu tay. Nào chúng ta bắt đầu.
GDS cần 2 thành phần để xây dựng một báo cáo:
-
- Data Sources: Đây là nới sẽ kết nối tới nguồn dữ liệu bạn sử dụng cho báo cáo của bạn sau này. Hiện tại GDS, hỗ trợ tới 15 connectors: File Upload, AdWords, Attribution 360, Big Query, Cloud Spanner, Cloud SQL, DCM. DFP, Google Cloud Storage, Google Analytics, Google Sheets, Mysql, PostgreSQL, Search Console, YouTube Analytics. Bạn có thể lựa chọn 1 connector cho báo cáo của bạn.
- Reports: Đây là nơi bạn trực quan hóa dữ liệu của bạn thành các biểu đồ, bảng. Bạn có thể sử dụng 1 Data Source cho nhiều báo cáo hoặc ngược lại. Để bạn có một cái nhìn tổng quan về làm thế nào để xây dựng 1 báo cáo, mời các bạn nhìn hình bên dưới.
Như các bạn thấy, Google hỗ trợ các kiểu charts khác nhau, chúng giúp bạn thể hiện 1 cách trực quan dữ liệu của bạn theo nhiều cách khác nhau.
Trên đây là các thành phần chính của 1 báo cáo phải có, để tìm hiểu thêm về các thành phần báo cáo và cách tạo một báo cáo, cũng như kết nối dữ liệu, xin mời các bạn tham khảo bài viết của Google tại đây: https://support.google.com/datastudio/topic/7450642?hl=en&ref_topic=6267740
Cảm nhận sau khi đã làm tình với Google Data Studio
Chỉ một từ “Tuyệt Cú Mèo“. Có lẽ đây là phần tôi muốn chia sẻ về cảm nhận của tôi, sau khi sử dụng GDS, để làm báo cáo.
- GDS thực sự dễ dùng, nó giúp bạn có 1 cái nhìn hoàn toàn mới về các trình bày và xây dựng báo cáo
- GDS đã giúp tôi tái cấu trúc lại dữ liệu một cách tối ưu nhất, để có thể hiện thị những con số theo cách toàn mỹ nhất.
- GDS giúp chia sẻ các báo cáo với các thành viên trong ty, từ nhân viên tới ban lãnh đạo, điều này cực kỳ tốt, nó giúp cho tất cả các thành viên trong công ty hiểu được giá trị mình đóng góp và lợi ích nó mang lại. Từ đó sẽ gắn kết mọi người với công ty hơn
- Nghe có vẻ “Stupid”, nhưng Google đúng là 1 gã khổng lồ.