Growth Marketer. Cơ hội thử thách với sản phẩm ecom và khách hàng quốc tế.

Hello anh chị em 🙂

Bạn đọc bài blog này và bạn đang tìm hiểu về Growth Marketing, Online hay là Digital marketing. Nếu đúng là như vậy thì hãy dành một chút thời gian và ngồi ở chỗ nào “kín đáo” để có thể tập trung được nhé ;). Nếu ấy đang ngồi ở cafe thì thử tắt điện thoại và cố gắng không ngắm các “em gái mưa” và chàng trai sáu đến tám múi trong vòng 10 phút ;).

Enough fun và đi vào công việc nhé…

Dưới đây là hình ảnh chụp một tin tuyển dụng “tiêu chuẩn” và theo concept trên thị trường gồm Responsibilities, Requirements và Benefits. Có vẻ như rõ ràng nhưng sự thật thì khi tớ phỏng vấn, các anh chị em ứng cử viên nêu ra một ý là chưa thật sự rõ về công việc và vai trò của mình. Điều này dẫn đến tỷ lệ “rời bỏ phễu” khá cao và mất thời gian của anh em và của nhà tuyển dụng.

tuyen dung growth marketer

 

Lần này tớ xin phép (nghe có vẻ nghiêm túc và nguy hiểm nhể) không đề cập đến benefits mà chỉ “giải mã” hai phần gồm “Responsibilities” và “Requirements” thôi nhé. Còn benefit từ mặt chuyên môn là đảm bảo anh em sẽ học được rất nhiều và thấy bản thân tăng trưởng đến đâu. Tại sao tớ lại chỉ chia sẻ về điều đó? Đơn giản là Tuấn đi vào chuyên môn và hiểu rõ nhất những điều “đen tối” trong công việc của một bạn Growth Marketer.

 

Shopify

Trong trải nghiệm mua hàng, anh em liệu đã từng vào những trang như https://www.hm.com/vn/, hay là https://www.mvmtwatches.com hoạc những trang thương mại điện tử tương tự chưa? Mặt hàng tớ đề cập đến là quần áo, đồ điện tử, và những thể loại khác. Shopify.com là một nền tảng ecommerce và một trong những chức năng cốt lõi là giúp chủ shop xây dựng trang web bán hàng. Dự án và vị trí Growth Marketer tớ đề cập đến trong bài viết này là liên quan đến Shopify.

 

Khách hàng

Có thể ở Việt Nam chưa phổ biến lắm, nhưng trên thế giới và đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, hay những nước tiên tiến khác thì khá là phổ biến. Hàng ngày càng nhiều chủ shop lựa chọn Shopify như một giải pháp tối ưu cho việc xây dựng website bán hàng. Dưới đây là dữ liệu khách hàng tới trang www.sellersmith.com.

Hy vọng anh em thấy “pattern” khách hàng nằm ở đâu, còn con số cụ thể sẽ được chia sẻ trong buổi phỏng vấn.

khach hang shopify

 

Sản phẩm công ty

Đã là chủ shop và có mục tiêu kinh doanh thì sẽ cần một trang web hàng tốt và có những chức năng hỗ trợ trong việc kinh doanh. Bên mình (SellerSmith) có hai sản phẩm chính là SalesHunterPageFly. Vai trò của SalesHunter là giúp chủ shop Shopify xây dựng một trang web bán hàng hợp với brand của mình. PageFly đóng vai trò xây dựng trang “landing” dành cho chiến dịch quảng bá. Mặt khác PageFly có thể cho phép chủ shop xây dựng các thể loại trang ecommerce khác.

 

Công việc của Growth Marketer

Nghiên cứu, trực tiếp nói chuyện với khách hàng, tìm kênh phân phối, và triển khai marketing.

Hai đầu việc chính sẽ liên quan đến hỗ trợ khách hàngmarketing sản phẩm. Thời gian đầu sẽ cần hỗ trợ khách nhiều nhiều nhưng về lâu về dài thì tìm cách đưa sản phẩm công ty tới khách hàng. Tuỳ từng thời điểm thể loại công việc sẽ chia theo tỷ lệ 30 / 70.

Hỗ trợ khách hàng để hiểu về cách khách hàng sử dụng sản phẩm, hiểu về khách hàng (buyer persona), insights có được khi va chạm trực tiếp với khách hàng. Sau khi có “dữ liệu” thì anh em sẽ có cơ hội tìm ra được kênh phân phối và trực tiếp triển khai độc lập. Quyền quyết định sẽ anh em tự “chốt” và triển khai, leader, mentor hay là CEO đóng vai trò đóng góp ý kiến để anh em có thể đạt được mục tiêu. Mục tiêu là  gì? kiếm được khách hàng.

Quy trình sẽ được chạy theo một “roadmap” tiêu chuẩn và có checkpoint để tìm các vấn đề ứng cử viên gặp phải và cùng nhau tìm ra giải pháp. Mọi thứ rõ ràng và có mục tiêu cho từng giai đoạn trong chương trình Growth Marketer.

Tạm thời như vậy vì chi tiết sẽ được nêu ra rõ hơn ở trong buổi phỏng vấn.

mentorship growth marketer roadmap

 

Leader hay là Mentor?

Có thể anh chị em thắc mắc và có câu hỏi: liệu có support từ phía leader? Mà leader thực ra là Tuấn hướng việc chuyên môn hơn và đó là”mentor” và mentorship. Vậy có người mentor chuyên môn không? Mentorship về Growth sẽ luôn luôn cần và có hiện diện ở BraveBits. Vai trò mentorship sẽ là thảo luận và đóng góp một luồng ý kiến mới và cũng chia sẻ kinh nghiệm trong quá khứ. Đôi khi trong lúc triển khai 1 chiến dịch marketing có những bài toán khó xử lý thì lúc đó vai trò mentor sẽ rõ hơn.

 

Cốt lõi của “Requirements” trong vị trí Growth Marketer

Ham học hỏi và có tính tò mò. Sự thật là để đạt được mục tiêu thì cần tìm tòi và đào sâu vấn đề. Khi anh em xác định ưu tiên chuyên môn trong thời điểm này, thì môi trường BraveBits sẽ support việc đó rất nhiều.

Tiếng Anh có thể là rào cản nhưng… thực tế chỉ cần hai kỹ năng cơ bản: tiếng Anh đọc và viết. Khi nghiên cứu một vấn đề nào đó, anh em sẽ cần tìm bằng tiếng Anh (google.com thay vì google.com.vn). Và viết là để hỗ trợ khách hàng. Viết ở đây như là viết kiểu đối thoại chat / email với bạn í. Thật sự không cần kỹ năng cao siêu gì.

Lắng nghe và suy nghĩ tích cực. Môi trường BraveBits là môi trường feedback và positive thinking. Khi vào đây là bạn sẽ thấy những con người xung quanh như vậy. Bản thân mình cũng sẽ khác đi.

Điều cuối cùng… liệu chưa có kinh nghiệm trong Marketing có nên thử sức ở vị trí Growth Marketer. Cá nhân mình thấy là . Tuấn đã từng chứng kiến những con người từ con số 0 lên một bậc nhất định và trong thời gian ngắn. Cốt lõi vẫn là quyết tâm bản thân và sự yêu ngành này.

Hy vọng công việc rõ hơn và lời cuối dành cho anh em.

GỬI CV

Comments

Let’s make a great impact together

Be a part of BraveBits to unlock your full potential and be proud of the impact you make.