Table of Contents
Mình viết bài này nhằm chia sẻ với các bạn quan tâm về SEO, và nó xuất phát từ cảm hứng của mình đối với phần chia sẻ của anh Mai Xuân Đạt trong một sự kiện của SEONGON tối ngày 23/03 vừa qua.
SEO (Search Engine Optimization) là một “buzz word” đối với bất cứ marketer nào. SEO có thể hiểu đơn giản là quá trình tối ưu hóa website nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên SERP, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để cho ra đời một trang web chuẩn SEO là quá trình làm việc kết hợp ăn ý giữ team lập trình và team marketing. Thế nhưng, thực tế là có rất nhiều website “trông rất xịn” nhưng lại mắc nhiều lỗi khiến quá trình tối ưu hóa gặp khó khăn. Diễn giả cũng có chia sẻ rằng đã phải “làm việc rất gắt gao” với team dev để cho ra những website chuẩn SEO thực sự chứ không phải “chém gió”. Anh marketing làm với anh lập trình thì không khỏi xảy ra “tranh luận” vì TƯ DUY CODE & TƯ DUY SEO là hai thứ khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những mảng kiến thức chung để cả 2 bên tự vọc, từ đó làm ra sản phẩm tốt hơn.
Table of Contents
I. Web chuẩn SEO dưới góc nhìn của Coder
1. Những tiêu chí nào để đánh giá một website chuẩn SEO?
- Tốc độ tải trang
Google đưa vào tiêu chí đánh giá website có tốc độ tải trang nhỏ hơn 3s được đánh giá là website chất lượng. Ngoài ra các lập trình viên nên sử dụng công nghệ của Google là Progressive Web App và Google AMP giúp tạo trải nghiệm đọc web như đang sử dụng app với tốc độ tải trang ngay lập tức, mất mạng vẫn có thể đọc được web.
- UX tốt sẽ hỗ trợ tốt cho SEO
- URL đẹp, thân thiện
- CMS (hệ quản trị nội dung) thân thiện, dễ sử dụng
- Website ổn định, dùng tốt
2. Một số lỗi thường gặp của Coder trong việc tối ưu hóa website
Mối quan tâm lớn nhất của coder là thời gian load trang và tính ổn định của website. Tuy nhiên sau khi đưa ra một case study về một dự án website thương mại điện tử. Trang web này đã phát sinh một số vấn đề về SEO sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng.
Lập trình viên sử dụng công nghệ Ajax Load cho từng nhóm “Price Discount”, “Bundle Deal”,… giúp tăng tốc độ về mặt trải nghiệm khi trang web không phải load lại. Tuy nhiên khi người dùng chọn từng nhóm khuyến mại thì URL không thay đổi do vậy nếu họ cần gửi đường dẫn chính xác tới sản phẩm để share, link không thể dẫn tới trang đích mong muốn. Google cũng không có đường đích chính xác để dẫn người dùng vào nếu trên link không có từ khóa đó.
Một lỗi hay gặp nữa là về heading. Từ góc nhìn của người dùng, họ sẽ có xu hướng đọc đường link để biết mình đang ở mục nào và đọc heading để có được cái nhìn tổng quan về nội dung mỗi trang. Ngoài ra, bot Google cũng đọc thẻ <h1> để hiểu chủ đề của website. Không đặt heading thì không tốt cho SEO, không tốt cho cả remarketing.
Ngoài ra khi load, trang sẽ tải toàn bộ resource: HTML, CSS, ảnh, text,… Quan trọng nhất là ảnh và javascript. Nên cần nén ảnh phù hợp với từng thiết bị để dung lượng website tải về <1MB, tốc độ tải trang sẽ nhanh hơn. Nếu chậm, Google sẽ cảnh báo website của bạn không chất lượng. Tốc độ tải trang cũng có liên quan đến hosting, nếu website có cả traffic nước ngoài và quy mô lớn sẽ cần thêm server nước ngoài.
II. Web chuẩn SEO dưới góc nhìn của người làm SEO
1. Lý thuyết 3 Win
Thông thường tư duy làm SEO là phải tối ưu website theo chuẩn Google, phải “phục vụ Google”. Tuy nhiên một trong những điểm mình thích nhất là lý thuyết 3-Win của anh Đạt. Thực chất, chúng ta nên đặt ưu tiên tối ưu cho: Doanh nghiệp – Người dùng – Google. Bởi vì Google sẽ xét duyệt chất lượng dựa vào khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng của trang web. Do vậy cần tập trung vào nội dung, nếu nội dung kém chất lượng thì có áp dụng các “tool”, “tip” cũng không lên top được.
Ví dụ với từ khóa “Iphone 256GB”, các ông lớn như Thegioididong hay FPT Shop không có landing page cho để tổng hợp các đời Iphone 256GB mà chỉ có phân loại Iphone 6/7/8 256GB. Do vậy muốn lọt Top Google thì cần có landing page nhắm vào từ khóa mà đối thủ không có.
Mình có check thử đối với từ khóa này:
2. Lý thuyết 20/80: 80% traffic Google tới từ từ khóa dài (long-tail keywords)
Có một sai lầm là các doanh nghiệp muốn tên sản phẩm lên top, có cái gì muốn lên top cái đó nên tập trung vào nhóm từ khóa ngắn, nhóm từ khóa cạnh tranh và vì thế khó lên top. Trong khi khách hàng sẽ tìm kiếm rất đa dạng, không theo quy tắc nào. Do vậy không đấu tập trung vào bất kỳ nhóm từ khóa nào. Phải tìm ra đặc điểm khách hàng trong thị trường ngách của mình, xem họ hay tìm kiếm sản phẩm với những đặc tính gì, từ đó giúp hình thành từ khóa dài. Khi ấy lượng traffic chuyển đổi thành khách mua hàng sẽ chắc chắn hơn.
Quy trình chung khi làm SEO là cần tìm hiểu nhu cầu người dùng, người dùng search keyword gì, sau đó xây dựng cấu trúc trang đích đủ để phục vụ người dùng và sáng tạo content hay. Những điều trên nhằm giải quyết 3 vấn đề sau:
- Phục vụ tốt người dùng (Content tốt)
- Trang web phải tìm được (Có landing page)
- Google phải hiểu được trang web
3. Responsive và adaptive website
Có một sự thật là doanh nghiệp ít khi bỏ tiền ra để làm 1 bản mobile riêng trong khi lại không tiếc tiền để chạy quảng cáo. Hơn 50% traffic đến từ mobile do vậy cần tối ưu mobile bằng các phương pháp: Google AMP, mobile friendly,…
Trong tương lai, các doanh nghiệp nên đón đầu xu hướng với website chuẩn smartTV, chuẩn VR, chuẩn thực tế ảo.
4. Checklist chuẩn SEO
- Sitemap: Sơ đồ website dành riêng cho người dùng khác sơ đồ website cho bot google.
- Trang 404: Đừng để khách hàng truy cập trang 404 lỗi, khách hàng sẽ thoát trang.
- Đường dẫn ngược (breadcrumbs): Giúp thêm lựa chọn cho khách hàng tìm thêm sản phẩm cùng danh mục. Trong UX, đây cũng là điểm rất tốt giúp khách hàng nắm được vị trí của họ trên website.
- Thẻ ALT: Nếu trình duyệt không load được ảnh, thẻ ALT giúp người dùng vẫn hiểu được ảnh. Thêm từ khóa vào thẻ ALT sẽ tốt cho SEO.
- Điều hướng: Đặt những thứ khách hàng quan tâm lên trang chủ (menu trên, menu dưới, banner trái, banner phải), chủ đề liên quan
- Đường dẫn (URL): Có nội dung (mặc định chứa từ khóa), phân cấp danh mục (nếu có thể).
- Comment của người dùng: Khiến Google hiểu website nhiều traffic và đáng tin cậy.
- SILO Structure: Bố cục những thứ liên quan thành 1 nhóm để người dùng dễ dàng tìm kiếm, thu thập được nhiều dữ liệu nhất có thể.
- Robots.txt: Chặn bot google không được vào phần nào trong website.
- Sitemap.xml: Thông báo site cập nhật bao lâu 1 lần, cái nào chính, cái nào quan trọng (được thêm vào webmaster để Google thu nhận thông tin của mình).
- Heading: Thẻ tiêu đề. Heading 2,3 cần chưa từ khóa.
5. Một số công cụ hỗ trợ
- Screaming Frog giúp tìm ra các vấn đề SEO của website.
- Crazyegg giúp phân định vùng được click nhiều trên trang để làm heatmap.
- Google search console (cài tiện ích trên trình duyệt) giúp báo những đường dẫn bị lỗi,…
Kết luận
Mình tâm đắc nhất là phần lý thuyết 3-Win, nó giúp người làm SEO sẽ có một cái nhìn xa hơn về tối ưu website. Ngoài ra checklist kiểm tra website cũng rất tiện giúp mình tiết kiệm thời gian tìm kiếm các tiêu chí.