Table of Contents
Một số cụm từ viết tắt/chuyên ngành được sử dụng trong bài viết này:
- CRO: Conversion Rate Optimization (Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi)
- Ecommerce: Thương mại điện tử
- Heatmap: bản đồ nhiệt giúp xác định vùng được mắt người dùng tập trung nhìn/click nhiều nhất
- Traffic: lưu lượng truy cập
Bài viết này được dịch bởi Mai Lan. Nguồn gốc bài biết.
“Đâu là điều số 1 mà bạn mong muốn những doanh nhân về thương mại điện tử biết về ngành của bạn?”
Đó là câu hỏi mà tôi đã hỏi 19 chuyên gia hàng đầu thế giới về tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi và tăng trưởng.
Từ những cái tên nặng ký về tăng trưởng như Sean Ellis hay Noah Kagan đến những huyền thoại về tối ưu hoá như Joanna Wiebe hay Peep Laja, tôi nhận được rất nhiều câu trả lời.
Trước khi tiêu tốn thêm một đồng dollar hay một phút nào về việc tăng traffic, đãng lẽ đây là những điều mà các chuyên gia đã phải nói. Bằng cách tối ưu hóa trang web cho các chuyển đổi, bạn có thể tăng doanh thu mà không phải tăng lưu lượng truy cập.
Mặc dù trái ngược lại với suy nghĩ thông thường, không bao giờ là quá sớm để thực hiện tối ưu hóa. Vì vậy, không còn chần chừ gì nữa, đây là những gì mà một số các chuyên gia hàng đầu trên thế giới muốn bạn biết về CRO và tăng trưởng.
Table of Contents
Quá trình > chiến thuật
CRO và sự tăng trưởng thường đi đôi với các chiến thuật:
Mọi người đang tìm kiếm một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để tăng doanh số gấp 10 lần. Có thể là chỉnh sửa nút ở đây, thay đổi màu sắc ở kia.
Mặc dù các thủ thuật về tăng trưởng có vẻ hấp dẫn hơn quy trình có hệ thống, các chuyên gia vẫn dựa vào phương pháp thứ 2.
Tại sao? Bởi vì thế giới thương mại điện tử có nhiều tình huống.
Ví dụ điều ứng dụng với Amazon hay Best Buy có thể không phù hợp với bạn. Bạn không thể mang giải pháp của người khác để giải quyết các vấn đề của cửa hàng bạn.
Thay vào đó, Peep Laja của CXL Institute kêu gọi những người mới với CRO dựa vào các quy trình có hệ thống:
Peep Laja, CXL Institute
“Nhiều người mới với CRO cho rằng đây là một danh sách những chiến thuật và việc cần làm. Nhưng chắc chắn rắng, có những thực hành tốt nhất, nhưng đó là nơi bạn bắt đầu, không phải nơi bạn kết thúc.
CRO là về định hướng tăng trưởng thông qua nghiên cứu và thử nghiệm. Hai yếu tố đó là thành phần cốt lõi của CRO. Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ khách hàng và những điều họ muốn (hoặc không muốn). Thông qua thử nghiệm, chúng ta sẽ đạt được giải pháp tối ưu cho vấn đề gặp phải.”
Quá trình này có chút khác biệt đối với mọi người, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm:
- Tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính và định lượng trên trang duy nhất để phát hiện vấn đề.
- Sử dụng nghiên cứu của mình để nghĩ ra ý tưởng kiểm tra và thử nghiệm.
- Ưu tiên các ý tưởng kiểm tra và thử nghiệm sử dụng những phương pháp ưu tiên như ICE hoặc PXL.
- Bắt đầu chạy thử nghiệm có mức độ ưu tiên cao nhất.
- Phân tích kết quả của các lượt kiểm tra và thử nghiệm.
- Lưu trữ kết quả của các lượt kiểm tra và thử nghiệm.
- Sử dụng insights từ lượt kiểm tra và thử nghiệm gần nhất để tiến hành những lượt thử nghiệm thông minh hơn.
Insights và sự học hỏi không ngừng nghỉ là vô cùng quan trọng trong quá trình này. Nó cũng làm cho cửa hàng của bạn được tập trung. Vậy, bạn đang học cách ứng dụng với cửa hàng và khách hàng của bạn so với Best Buy và khách hàng của Best Buy, ví dụ chẳng hạn.
Vấn đề với các chiến thuật thúc đẩy tăng trưởng là chúng không lý giải được tình huống như một quá trình có hệ thống dù nó có thể không thú vị.
4 nguyên lý cơ bản của CRO
Tối ưu hóa yêu cầu một số kỹ năng và nguyên lý đa dạng khác nhau. Craig Sullivan đã viết về 11 đặc điểm của một người làm tối ưu hóa thành công một vài năm trước, nó bao gồm tất cả mọi thứ từ thái độ khiêm tốn đến số liệu thống kê.
Điều làm cho CRO và sự tăng trưởng thú vị là sự kết hợp giữa nhiều bộ kỹ năng và nguyên lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một số nguyên lý tạo nên CRO:
- Copywriting
- Tâm lý
- Kiểm tra
- Trải nghiệm người dùng (UX)
Trước khi đi sâu hơn, chúng ta cần xem qua một số điều lệ. Trước hết, CRO và tăng trưởng cần được định hướng theo cách bạn tiếp cận doanh nghiệp của bạn.
Sean Ellis từ GrowthHackers giải thích rằng:
Sean Ellis, GrowthHackers
“ Có một thứ tôi muốn mọi người biết là lý thuyết của CRO khá đơn giản và dễ hiểu, nhưng trong thực tế, sức ì ngăn cản các công ty khỏi việc kiến tạo cơ hội. Nếu không nhìn nhận vào những thử thách của mỗi tổ chức thì hầu hết mọi người sẽ thất vọng với kết quả CRO và tăng trưởng của họ.”
Nếu tối ưu hóa và tăng trưởng không phải là trụ cột trong kinh doanh của bạn, bạn sẽ không nhìn thấy kết quả bạn đang mong đợi. Tiếp cận mọi thứ với tư duy thử nghiệm là yếu tố quan trọng.
Trong thực tế, tư duy thử nghiệm đó nên mở rộng khỏi giới hạn trang của bạn.
Paul Rouke của PRWD giải thích:
Paul Rouke, PRWD
“Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi là cánh cửa đưa một công ty đến thế kỷ 21. Quyền lực đang dồn vào tay của khán giả hơn lúc nào hết và các công ty cần phải thích nghi để tận dụng được điều này.
Vâng, CRO có thể giúp tăng doanh thu và KPIs. Nó khiến acquisition trở nên đáng giá. Đó là một quá trình có thể giúp hoàn thiện trang web của bạn. Tôi từng coi đó là ‘công cụ thúc đẩy tăng trưởng tuyệt vời nhất’ và khi tôi chia sẻ thông điệp này xung quanh thế giới, nó chỉ thực sự được chú ý vì tiền. Tôi nhận ra rằng điều này vẫn đúng, nhưng nó là vì nhiều thứ khác nữa.
CRO là bước đầu tiên trong việc giới thiệu sự thử nghiệm và tư duy tập trung khách hàng với công ty. Nó bắt đầu trên website và dần dần trở thành một phần quen thuộc trong các khía cạnh khác của kinh doanh. Chúng tôi đang làm việc với những công ty mà có tư duy thử nghiệm ở cấp sản phẩm: thay vì trở thành một ngành kinh doanh dẫn đầu về sản phẩm với hy vọng khách hàng sẽ mua hàng, họ phát triển sản phẩm thành các giai đoạn với các tham số thử nghiệm và có phản hồi của khách hàng để ứng dụng vào bước tiếp theo trong lịch trình.
Điều này có nghĩa là tăng trưởng thông qua CRO không phải là về việc kiếm ra tiền, nó kiến tạo một cuộc hội thoại mang tính chất xây dựng và hiệu quả với khách hàng mục tiêu. Nó là tư duy tập trung vào khách hàng. Nó là tối ưu hóa kinh doanh.
Một công cụ chúng tôi khuyến khích công ty sử dụng là www.CROmaturityaudit.com. Chúng tôi thấy rằng công ty tập trung tăng điểm trên cả 4 lĩnh vực trụ cột trong audit này đang tăng trưởng với tỉ lệ lớn hơn đối thủ của họ.”
Bốn trụ cột chính trong audit mà Paul gợi ý là:
- Chiến thuật + Văn hóa: Định hướng tiếp cận kinh doanh đến tối ưu hóa.
- Công cụ + Công nghệ: Công cụ sử dụng trong quá trình tối ưu hóa.
- Con người + Kỹ năng: Kỹ năng bạn phát triển để định hướng quá trình tối ưu hóa.
- Quá trình + Phương pháp: Quá trình tối ưu hóa.
Đáng chú ý rằng cả bốn phần trên có thể mở rộng ngoài giới hạn cửa hàng online của bạn và ảnh hưởng nhiều khía cạnh đa dạng trong kinh doanh. Ví dụ như sản phẩm hoặc thậm chí dịch vụ khách hàng.
Josh Garofalo của Sway Copy giải thích tại sao bạn nên cân nhắc áp dụng CRO trướng khi tăng lưu lượng truy cập:
Josh Garofalo, Sway Copy
“ Quá nhiều doanh nghiệp chi tiền vào việc lấp đầy cái xô bị thủng của họ.
Ngay bây giờ, họ có doanh số bán hàng vì họ đang hướng traffic vào cửa hàng online của họ. Vì vậy, con đường tốt nhất để có nhiều doanh số hơn là traffic, phải không?
Có thể, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu có những lỗ hổng sâu hơn trong funnel, nó sẽ sửa chúng trước rồi sau đó hướng traffic vào funnel của bạn (hoặc làm cả hai cùng lúc).
Ví dụ, nếu bạn chưa lên kế hoạch cẩn thận cho email giao dịch, hoặc bạn đặt ít tâm sức vào nó vì bạn biết chắc chắn khách hàng sẽ mở nó. Emails của bạn có được gửi theo lịch trình bạn sắp đặt hay bạn sử dụng công cụ như Customer.io để gửi email dựa vào hành vi của khách hàng trên website của bạn. Bạn có bận tâm về trang chủ và ad copy, bạn có đang tối ưu hóa bản copy để kích thích mua hàng? Quá trình checkout của bạn có khó, hay bạn có khiến việc mua hàng trở nên dễ dàng nhất có thể?
Sắp xếp gọn gàng các trang và dòng lưu thông gần hơn với giao dịch, bạn có thể có thêm doanh số bán hàng với lưu lượng truy cập như cũ, và nhiều doanh số hơn nữa khi bạn mở cửa cho traffic.”
Tất nhiên bạn cần một số lượng truy cập nhất định để có kết quả kiểm tra chính xác. (Chúng ta sẽ bàn luận chi tiết hơn trong phần dưới đây). Nhưng có nhiều điều về tối ưu hóa và tăng trưởng hơn là mỗi kiểm tra.
Gửi lượng khách hàng về một trang đang “rò rỉ” khách hàng tiềm năng chỉ là giải pháp tạm thời, một miếng dán vết thương.
Với CRO, bạn có thể thực sự tăng doanh thu cho cửa hàng mà không cần tăng lượng truy cập. Sau đó, khi bạn quyết định tập trung vào việc tăng lượng khách truy cập, lượng này sẽ trở nên đáng giá hơn vì ít người bị “rò rỉ”. Nếu bạn đang trả tiền quảng cáo, tin này thậm chí còn tốt hơn.
1. Copywriting
Copywriting là nghệ thuật và khoa học trong việc sử dụng ngôn từ để thuyết phục và bán hàng.
Điều đầu tiên Joanna Wiebe của Copy Hackers và Airstory muốn mọi người biết về copywrting là gì? Cái này dựa vào nền tảng dữ liệu giống như bất cứ nguyên lý CRO nào:
Joanna Wiebe, Copy Hackers & Airstory
“Điều này được định hướng bằng dữ liệu giống như bất cứ nguyên lý CRO nào. Nhóm copywriters đặt ra những câu hỏi cho nhóm phân tích, review dữ liệu thô từ nhóm nghiên cứu, đóng góp trong những cuộc thảo luận về wireframe với nhóm làm UX và thảo luận những tình huống giả tưởng với trưởng nhóm CRO.
Nhóm copy writers không nhìn vào khoảng không và bật ra ý tưởng với ngôn ngữ bay bổng; họ nghiên cứu những bản sao dữ liệu phản ánh ý kiến của khan giả và sắp xếp một cách có chiến lược những bản sao ấy trên một trang, trong emails và thông qua funnel. Họ khao khát kết quả A/B test, và họ tò mò về những nguyên nhân đằng sau cách họ hành xử. Đây là một vấn đề với nhiều nguyên lý khoa học hơn là nghệ thuật.”
Josh đồng ý rằng, cần nhiều copywriting hơn là writing:
Josh Garofalo, Sway Copy
“Từ “copywriter” mang ý nghĩa về những copywriters và những ai có kinh nghiệm thuê người tốt. Đối với hầu hết những người khác, nó không biểu thị đúng nghĩa những gì mà chúng tôi thực sự làm.
Đây là điều tôi muốn nói…
Bạn sẽ được tha thứ nếu nghĩ rằng copywriters dành hầu hết thời gian để viết. Từ đó đã gợi ý tất cả những gì chúng tôi làm, và có rất nhiều những copywriters giá rẻ với nhiều lần turnaround đã công nhận chuyện này.
Bởi vì sản phẩm chính là một giải pháp cho vấn đề – vậy bạn cần định vị vị trí của mình để nổi bật với khách hàng. Người mua sản phẩm của bạn là có những suy nghĩ, cảm nhận và tiếng nói riêng – bạn cần phải viết nên những thứ có ý nghĩa với khách hàng. Bạn đã cố gắng để bán hàng cho những đối tượng này – bạn cần hiểu điều gì có hiệu quả và không. Có rất nhiều câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời trước khi viết ra những bản copy có tác dụng bán hàng.
Đúng là không mất nhiều thời gian để viết đầy trang, nhưng viết những điều phù hợp và cần thiết mất mới quan trọng.”
Vậy nên khi copywriting có vẻ giống như một bài tập viết sáng tạo, nó dựa vào dữ liệu và mang tính khoa học nhiều hơn. Như Joanna và Josh đã nhắc đến, cần rất nhiều nghiên cứu và khám phá dữ liệu để viết một cách thuyết phục.
Joel Klettke của Case Study Buddy đồng ý rằng quá trình nghiên cứu copywriting rất quan trọng, đặc biệt là nắm bắt tiếng nói của khách hàng:
Joel Klettke, Case Study Buddy
“Tôi mong rằng mọi người hiểu rằng bạn không thể viết copywriting hiệu quả nếu bạn không tiến hành nghiên cứu trên cả tiếng nói của khách hàng và những hành vi của khách truy cập trên trang. Nếu bất cứ ai cung cấp dịch vụ copywriting nhưng không gửi bạn một bản thảo với kế hoạch nghiên cứu chi tiết, thì họ không làm copywriting đem lại tỉ lệ chuyển đổi – họ chỉ đang phỏng đoán.
Tôi cũng muốn mọi người hiểu rằng copywriting mang lại tỉ lệ chuyển đổi không chỉ đơn giản là về từ ngữ mà nó kết hợp chặt chẽ với UX và cách sắp xếp hiển thị từ ngữ. Bạn phải kết nối bản copywriting của bạn với nhóm làm UX/UI. Nếu không thì, nguyên lý này sẽ không còn tính đứng đắn.”
Chúng tôi đã viết một bái báo chỉ hoàn toàn về quá trình nghiên cứu copywrting thương mại điện tử, dưới đây là tổng kết:
- Xác định khách hàng và phân khúc. Xác định mục tiêu và danh sách câu hỏi bạn muốn trả lời.
- Tiến hành nghiên cứu định tính. Nó bao gồm phỏng vấn nội bộ, phỏng phấn khách hàng, khảo sát, vv,…
- Xác định và ghi lại mô hình trong nghiên cứu. Cụm từ nào nổi bật? Mục tiêu, sản phẩm, lợi ích và câu hỏi nào luôn xuất hiện?
- Xác định hệ thống thứ bậc và wireframe. Thông điệp nào quan trọng nhất dựa trên nghiên cứu của bạn? Sử dụng nó để tạo ra một wireframe nhằm sắp xếp rõ ràng cấu trúc bản copy của bạn.
Đây là một quá trình tốn thời gian, nhưng ngôn từ trên trang của bạn là công cụ bán hàng lớn nhất, vậy nên đầu tư thời gian vào đây.
Hơn nữa, insights khách hàng từ quá trình nghiên cứu sẽ liên quan đến những lĩnh vực khác trong kinh doanh. Ví dụ, bạn có thể sử dụng câu hỏi để hoàn thiện trang FAQ hoặc máy trả lời chat live.
Nghiên cứu cũng giúp xác định bối cảnh. Kỳ vọng của khách truy cập ở mỗi giai đoạn trong vòng đời của bản copy là gì?
Jen Havice của Make Mention Media phân tích kỹ lưỡng:
Jen Havice, Make Mention Media
“Hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến bối cảnh khi đề cập đến marketing. Làm sao để email hay website copy này phù hợp với hành trình lớn hơn của khách hàng? Bản copy có đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và giúp họ đạt được mục tiêu sau này?
Nếu không cân nhắc đến những câu hỏi như thế này thì các doanh nghiệp thường không nhận thấy kết quả tích cực. Và rồi thấy chán nản. Vậy nên làm nghiên cứu khách hàng là bước đầu tiên trước khi bắt tay vào viết bất cứ từ nào. Nó bao gồm phỏng vấn, khảo sát, kiểm tra người dùng, và heat maps.
Tôi luôn khuyên mọi người nghĩ về việc tối ưu hóa trong cả quá trình từ đầu đến kết thúc. Điều này cũng tương tự đối với copy. Nhận biết triển vọng và mục tiêu của khách hàng ở đâu và khi nào đã là nửa trận chiến.”
Bạn có thể sử dụng nghiên cứu để hiểu lộ trình của khách hàng và tối ưu hóa từ đầu. Tại sao nó quan trọng? Bản copy của bạn cần phục vụ và thuyết vục một lượng khách hành đa dạng ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể quen với năm giai đoạn của nhận thức sau:
- Nhận thức thêm: Cô biết bạn và sản phẩm của bạn, cô ấy chỉ cần biết các chi tiết cụ thể.
- Nhận thức sản phẩm: Cô ấy biết những gì bạn bán, nhưng không chắc chắn nếu đó là lựa chọn đúng đắn cho mình.
- Nhận thức giải pháp: Cô biết kết quả mình muốn, nhưng không biết sản phẩm của bạn cung cấp nó.
- Nhận thức vấn đề: Cô biết cô ấy có một vấn đề, nhưng không biết có giải pháp cho nó.
- Không nhận thức: Cô ấy không biết được vấn đề, giải pháp hoặc sản phẩm của bạn.
Tại bất kỳ thời điểm nào, bản copy của bạn luôn phải cố gắng để nắm bắt được sự chú ý và thuyết phục mọi người trong mỗi giai đoạn.
Ngoài ra còn có những cấp độ khác nhau của động cơ và ý định. Có thể có ai đó đang cảm nhận vấn đề sấu sắc, người khác lại cảm nhận nó một cách thụ động. Có thể có ai đó đã sẵn sàng mua, lại có người chỉ đang bắt đầu nghiên cứu sản phẩm.
Hiểu bối cảnh giúp bạn viết tốt hơn.
Ví dụ, trong bối cảnh phù hợp, tính hài hước có thể là một công cụ thuyết phục tốt. Lianna Patch của Punchline Conversion Copywriting lập luận rằng bản copy nhàm chán giết chết doanh thu (và các mối quan hệ khách hàng):
Lianna Patch, Punchline Conversion Copywriting
“Kể từ khi tôi biết chắc rằng những người khác sẽ đề cập đến tầm quan trọng của việc tiến hành nghiên cứu định tính với khách hàng- đó là nền tảng của conversion copywriting –tôi sẽ dành chút thời gian cho sự hài hước. Tôi muốn nhiều người biết rằng sự hài hước có thể được sử dụng như một công cụ chiến lược để xây dựng mối quan hệ, niềm tin, lòng trung thành, và thiện chí với khách hàng.
Và trong khi nhiều người BIẾT điều này, rất nhiều nói, ‘Ồ, nó không dành cho cửa hàng của tôi.’ Nhưng hài hước không thể làm dâu trăm họ! Có thể có một khiếu hài hước sẽ phù hợp với thương hiệu của bạn một cách hoàn hảo (trừ khi bạn bán quan tài), và khi bạn hài hước vào đúng thời điểm, nó có thể đẩy chiến dịch của bạn xa hơn khi nó tự phát triển “.
Hãy suy nghĩ về nó theo cách này. Bạn thà nói chuyện với nhân viên bán hàng có cá tính và làm cho bạn cười, hay nhân viên bán hàng chỉ biết cung cấp thông tin?
Lấy ví dụ về một ecommerce copywrting hài hước là Chubbies:
Nhưng có rất nhiều các cửa hàng sở hữu copywrting với sự hài hước khá tinh tế, như Moosejaw:
Và Woot.com:
Không có gì sai với nhân viên bán hàng chỉ biết cung cấp thông tin, nhưng không có ai sẽ trở lại cửa hàng vì tính thực tế và logic. Với khiếu hài hước, thậm chí chỉ một chút thôi, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ với khách truy cập và khách hàng.
2. Tâm lý
Khi bạn nghĩ về CRO và tăng trưởng, tâm trí của bạn có thể tự động nghĩ về kiểm tra, thống kê và phân tích. Bạn biết đấy, các khía cạnh định lượng. Nhưng khi chúng tôi nghiên cứu copywriting, thì yếu tố định tính lại khá quan trọng.
Brian Balfour của Reforge.com giải thích:
Brian Balfour, Reforge.com
“Tôi nghĩ hầu hết mọi người nghĩ rằng cần phải định lượng, nhưng trong quá trình này, tôi nghĩ rằng chúng ta mất đi tầm nhìn về tâm lý của khách hàng. Tại sao họ lại làm một hành động nào đó ? Điều gì thúc đẩy họ? Làm thế nào để chúng ta thưởng cho họ? Sau đó, làm thế nào để chúng ta mang lại những câu trả lời cho cuộc sống trong sản phẩm của chúng ta, landing pages, email, quảng cáo, vv? Kết hợp kỹ năng này với phía định lượng thực sự là ít khi, nhưng rất hiệu quả.”
Đây là một ví dụ khi mà tất cả điều đó nghiên cứu copywriting có ích. Hiểu khách hàng của bạn là ai, tại sao họ hành động (hoặc không), điều gì thúc đẩy họ, vv củng cố vị trí của bạn trên mọi lĩnh vực. Bạn sẽ có thể đưa ra quyết định thông minh hơn về hàng tồn kho, vận chuyển, giá cả, khuyến mãi.
Như Talia Wolf của GetUplift.co giải thích, rằng tất cả bắt đầu với sự thực, sự thực hiểu khách hàng của bạn:
Talia Wolf, GetUplift.co
“Một trong những điều tôi muốn các marketers hiểu rằng nó không phải là về những con số hoặc nguyên lý bạn chọn.
Bạn có thể có tất cả các dữ liệu trên thế giới, tất cả các công cụ mới, quy trình và khuôn khổ nhưng vào cuối ngày nếu bạn không hiểu khách hàng của bạn, biết suy nghĩ và tạo ra những trải nghiệm khách hàng muốn, bạn sẽ không bao giờ có được kết quả bạn muốn.
Đó là về việc điều chỉnh những gì cần cho khách hàng của bạn. Cách duy nhất để thực sự phát triển và chuyển đổi doanh nghiệp của bạn là tập trung vào khách hàng.”
Một khi bạn hiểu cách khách hàng của bạn, bạn có thể xem xét các yếu tố khác của tâm lý học, như:
- Thành kiến nhận thức: Hàng chục thành kiến ảnh hưởng đến mọi quyết định của khách hàng. Bạn có thể sử dụng những thành kiến nhằm thuyết phục một cách hiệu quả hơn.
- Thuyết phục cảm xúc: Bộ não con người là vô cùng dễ ảnh hưởng bởi cảm xúc. Lôi cuốn cảm xúc thay vì chỉ có logic sẽ hiệu quả hơn.
- Thuyết phục (Đại cương): Hiểu được cách não bộ làm việc, làm thế nào nó tạo ra các quyết định, làm thế nào nó so sánh lựa chọn, vv có thể củng cố vị trí của bạn.
Bạn thấy đấy, nó không chỉ là về việc tìm hiểu suy nghĩ của khách hàng. Nó là về việc ghép nối kiến thức đó với sự thuyết phục để thuyết phục họ có những hành động mà bạn muốn.
Cốt lõi của CRO là sự thực hành của việc thuyết phục khách để thay đổi hành vi có lợi cho bạn. Andre Morys của Web Arts giải thích:
Andre Morys, Web Arts
“Tôi muốn nhiều người thực sự hiểu rằng CRO không phải là về tinh chỉnh các trang web, nó là về việc thay đổi hành vi. Tôi thường dựa đầu tiên vào backlog optimization của khách hàng mới và thấy rất nhiều giả thuyết chẳng đem lại tác dụng gì. Khi chúng ta thay đổi nút sang trái, mọi người sẽ mua thêm’ đó không phải là một giả thuyết, đó là một giấc mơ. Một giả thuyết tốt giải thích tại sao sự thay đổi của một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng.”
Sử dụng hiểu biết về bạn khách hàng và tâm lý con người để thiết kế các bài kiểm tra nhằm mục đích thay đổi hành vi.
Vì vậy, ví dụ, thay đổi màu sắc nút từ màu xanh dương sang màu xanh lá cây không có ý nghĩa bằng việc loại bỏ một CTA thứ hai để tái tập trung người truy cập bị phân tâm vào nút quan trọng “Mua hàng”.
Tâm lý học, giống như copywriting, thường được xem là một bài tập sáng tạo bởi những người chưa quen với CRO. Ngược lại, nó nguyên lý dựa trên dữ liệu và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
3. Kiểm tra
Trước khi bạn bước vào thử nghiệm, Tiffany daSilva của FlowJo khuyên nên tập trung vào việc thiết lập nền tảng marketing bền vững:
Tiffany daSilva, FlowJo
“Chưa nên bắt đầu CRO / Tăng trưởng cho đến khi bạn có một nền tảng tiếp thị vững chắc. Tôi luôn luôn đảm bảo một chiến lược vững chắc đã có cho SEO, PPC và email trước khi tôi bắt đầu thử nghiệm.
Tôi nghiên cứu trang web về mặt kỹ thuật để đảm bảo rằng chúng ta đang lập chỉ mục đúng, tôi nghiên cứu từ khóa để tìm kiếm nội dung mới và bắt đầu xây dựng những trang đó. Tôi chắc chắn rằng tôi đã xây dựng các chiến dịch PPC của tôi với các landing pages, bộ từ khóa và tối ưu các thiết lập hết mức.
Sau đó, tôi đảm bảo rằng chiến dịch SEO & PPC của tôi đã được kết nối với một chiến dịch vững chắc khác.
Một khi được thiết lập, bạn có thể bắt đầu thực sự thử nghiệm các phần khác nhau của chiến lược và cải thiện chúng từng chút một. Thường thì mọi người đến với tôi luôn tìm kiếm một thử nghiệm có thể phát triển công ty của họ 100% khi họ không nhận ra họ đã đứng trên kho báu mà họ chỉ cần khai thác.”
Vấn đề là gì? Bạn cần một điểm khởi đầu mạnh mẽ trước khi bạn có thể bắt đầu cải thiện. Thông thường, có nhiều vấn đề ngầm cần giải quyết.
Hãy tự hỏi mình:
Trang web của tôi được lập chỉ mục đúng bằng công cụ tìm kiếm?
- Tôi có bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào về từ khóa chính?
- Liệu tất cả các chiến dịch PPC của tôi có các landing pages hiệu quả?
- Liệu tôi đã tối ưu hóa các thiết lập trong chiến dịch PPC?
- Có phải tất cả các chiến dịch SEO và PPC của tôi kết nối với một chiến dịch drip email có ý nghĩa?
- Hệ thống vận chuyển email thế nào?
- Email của tôi có truyền cảm hứng cho hành động?
- Liệu trang web của tôi có tải trong tất cả các trình duyệt?
- Trang web của tôi có tải trên tất cả các thiết bị?
Kiểm tra đòi hỏi một số lượng nhất định truy cập. Trước khi bạn chạy một thử nghiệm A / B, bạn phải tính toán cỡ mẫu của bạn trước đó bằng một máy tính trực tuyến:
Trong bối cảnh này, tôi muốn để có thể phát hiện tỉ lệ tăng 10% trên tỷ lệ chuyển đổi 3% hiện tại của tôi, vì vậy tôi cần 51.486 người nhìn thấy sự thay đổi A và 51.486 người nhìn thấy sự thay đổi B.
Bây giờ nếu tôi muốn phát hiện, chẳng hạn, tỉ lệ tăng 5%:
Như bạn thấy, chạy một thử nghiệm A / B đòi hỏi khá nhiều lưu lượng truy cập và con số đó tăng lên khi giảm tác dụng phát hiện tối thiểu. Vì vậy, hiệu ứng bạn muốn phát hiện càng nhỏ, bạn càng cần nhiều lượng truy cập thử nghiệm..
Điều này có nghĩa là:
- Không phải ai cũng có điều kiện để chạy thử nghiệm.
- Những người có thể chạy thử nghiệm không muốn lãng phí thời gian và lưu lượng của họ trên các bài kiểm tra ít tác dụng.
Bằng cách đảm bảo bạn có một nền tảng vững chắc trước khi thử nghiệm, bạn nên đặt mình ở vị trí tốt nhất có thể.
Trong khi chuẩn bị tốt tất cả các nghiên cứu và nền tảng thiết lập này, bạn phải ưu tiên thực hiện hóa, cho dù đó là trong hình thức của một bài kiểm tra chính thức, một sửa chữa nhanh chóng hay thử nghiệm không chính thức. Johnathan Dane của KlientBoost giải thích:
Johnathan Dane, KlientBoost
“Tôi muốn mọi người ít bay bổng về chuyên môn cốt lõi của họ. Bạn phải cân bằng thời gian và tốc độ. Đôi lúc so với hành động, làm nghiên cứu chỉ có những cải tiến nhỏ khi nói đến tăng trưởng, hành động chỉ ra những gì xảy ra và giúp bạn điều chỉnh.
Một điều khác tôi muốn nhiều người biết là sự ưu tiên. Đừng sửa chữa bồn rửa chén nếu giếng bị phá vỡ.
Marketing mang tính chính luận hơn mọi người nghĩ, và sẽ có nhiều tăng trưởng hơn nếu bạn làm việc từ phải sang trái, và không phải là trái sang phải như truyền thống.”
Sau khi bạn tiến hành nghiên cứu chuyển đổi hoặc sau một cuộc họp về ý tưởng và giải pháp , bạn sẽ chìm đắm trong những ý tưởng phát triển và tối ưu hóa. Vấn đề này dẫn đến câu hỏi “Tôi nên làm gì đầu tiên?”
Đó là lúc sự ưu tiên lên ngôi. Đừng để những ý tưởng bạn đang thiên vị (hoặc định kiến nhất) tiếp quản. Thay vào đó, sử dụng một phương pháp ưu tiên để quyết định những việc cần làm đầu tiên. Ví dụ, phương pháp ICE (tác động, tự tin, thoải mái) là khá phổ biến.
Johnathan cũng nói về tầm quan trọng của việc suy xét đến tiền bạc. Thay vì làm việc hướng tới tiền (lượng truy cập, chuyển đổi, bán hàng), hãy làm việc ngược lại (bán hàng, chuyển đổi, lượng truy cập).
Erin Bury từ Eighty-Eight giải thích điều này bắt đầu với đo lường hiệu suất thích hợp:
Erin Bury, Eighty-Eight
“Thậm chí nếu bạn không phải là một marketer làm về dữ liệu, bạn vẫn có thể tìm cách để đo lường tác động của những nỗ lực marketing. Ví dụ về chiến dịch với người có ảnh hưởng – kết nối với người nổi tiếng trên Instagram hoặc các kênh xã hội khác có thể là một cách tuyệt vời để tiếp thị sản phẩm đến với một lượng khán giả lớn, và trong nhiều trường hợp có thể mang lại doanh thu.
Nhưng điều quan trọng là cần theo dõi tác động tiếp cận cộng đồng của họ để bạn có thể biết được người ai mang lại lượng truy cập và doanh thu, ai không và để làm được điều này -.. đầu tiên, bạn có thể cung cấp cho influencers mã quảng cáo để theo dõi xem ai đang mua hàng với mã đó. Thứ hai, bạn có thể sử dụng UTM code để tạo liên kết duy nhất, vì vậy nếu họ chia sẻ một liên kết trên Twitter, Facebook, hoặc các kênh khác, bạn có thể xem có bao nhiêu lần referral đến cửa hàng của bạn đến từ các liên kết của họ.
Và cuối cùng, bạn có thể tạo ra một hệ thống liên kết như vậy khi người bấm vào liên kết của một influencer đến cửa hàng của bạn, và bạn có thể theo dõi những lần mua đó. Thậm chí nếu bạn đang thực hiện các chiến dịch mà không phải tập trung vào dữ liệu – ví dụ như một chiến dịch quảng cáo Facebook – bạn vẫn có thể theo dõi số liệu để đo lường tác động của những nỗ lực, và để đánh giá xem bạn có nên được tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch tương tự trong tương lai.”
Khi quyết định yếu tố để đo lường, đừng nghĩ đến tiền. Peep đã từng nói: “Nếu bạn muốn tăng traffic, hãy làm cho mọi thứ miễn phí”. Traffic của bạn sẽ tăng vọt, nhưng doanh thu sẽ giảm mạnh.
Hãy chắc chắn rằng phương pháp đo của bạn là chính xác và chắc chắn rằng chúng gần với tiền. Mặc dù dễ hơn, tối ưu hóa ở đầu kênh (ví dụ như tỉ lệ mở email, số lần truy cập trang) sẽ không có tác động mạnh đến doanh thu.
Đừng đo lường cho vui!
Nói về những thành kiến của con người trong thử nghiệm, có một cái gọi là thiên kiến xác nhận mà Andre muốn bạn để mất tới:
Andre Morys, Web Arts
“Hiểu rằng hầu hết kết quả của thí nghiệm là sai. Hiện vẫn còn quá nhiều thí nghiệm cần được thực hiện để chứng minh rằng ai đó là đúng hay ai đó là sai.
Trong hầu hết các trường hợp, conductor của thử nghiệm A / B dừng kiểm tra ngay sau khi có được kết quả phù hợp với quan điểm. Các nhà tâm lý học gọi đây là ‘thiên kiến xác nhận’ và hầu hết xảy ra với những người làm tối ưu hóa.
Bạn có thể tránh điều đó bằng cách tách biệt người cung cấp ý tưởng thử nghiệm và người quyết định khi nào kết thúc thử nghiệm.”
Ví dụ, nếu bạn nghi ngờ rằng một sự thay đổi của trang sản phẩm sẽ tăng thêm lượng mua, bạn có thể sẽ định kiến kết quả thử nghiệm. Bạn có thể dừng thử nghiệm sớm, hoặc chạy nó quá lâu, suy luận các kết quả không chính xác, vv
Đó là lý do tại sao bạn nên chạy thử nghiệm của bạn ít nhất hai chu kỳ kinh doanh và và khi đạt được mẫu thử nghiệm định dùng.
Nó cũng giúp để tránh “nhìn trộm” kết quả kiểm tra khi đang tiến hành.
Hãy cảnh giác với công cụ kiểm tra! Chúng sẽ cho bạn biết các thử nghiệm được hoàn tất bởi vì số liệu thống kê đã đạt được, và bạn có thể sẽ dừng thử nghiệm sớm.
Ý nghĩa thống kê không thực sự là tín hiệu kiểm tra tính hợp lệ duy nhất, vì vậy đừng để bị lừa.
Cuối cùng, Alex Birkett của HubSpot nhắc nhở chúng ta ý thức được sự sai lầm tường thuật, một xu hướng nhận thức, và làm thế nào nó tác động phân tích thử nghiệm của chúng ta:
Alex Birkett, HubSpot
“Bạn có thể không thực sự giải thích ‘tại sao’ một cái gì đó thắng hay thua.
Vâng, bạn có thể đưa ra giả thuyết và xem kết quả thử nghiệm của bạn thông qua một khuôn khổ, ống kính, hoặc dựa trên kinh nghiệm mà dường như sẽ giải thích một chiến thắng hoặc thua lỗ, nhưng nó thực sự chỉ là một câu chuyện bạn nói với chính mình để đơn giản hóa mọi thứ sau sự thật (họ gọi nó là tường thuật sai lầm).
Ví dụ, bạn có thể tự nhủ về một kinh nghiệm sử dụng testimonial banner đã thành công vì ‘khách hàng của chúng tôi đòi hỏi sự chắc chắn trong quá trình ra quyết định và bằng chứng này giúp giảm thiểu khoảng cách, và đó có thể đúng, nhưng nó cũng có thể là ‘khách hàng chưa chú ý về yếu tố của sản phẩm và testimonial banner giúp họ tập trung đúng chỗ.’ Cùng kiểm tra, kết quả tương tự, câu chuyện khác nhau.
Vấn đề là gì? Tại sao chúng ta lại không thể kể chuyện, có thiệt gì đâu?
Tác hại đến từ các bằng chứng tích tụ định kiến. Bạn sẽ tự tin về khả năng tiên đoán của mình, và bạn có xu hướng tránh các thử nghiệm nhất định bởi vì chúng không phù hợp với câu chuyện bạn đã xây dựng lên về khách hàng và chương trình CRO. ‘Sự thay đổi này sẽ không hoạt động vì màu xanh gắn liền với nỗi buồn và khách hàng của chúng tôi cần phải được thúc đẩy để mua hàng với màu sắc mạnh mẽ,’ không phải là một lý do để loại bỏ biến thử nghiệm.
Andrew Anderson có nói về vấn đề này trong một bài đăng CXL và tôi thích nó:
“Trong khoảnh khắc đó một cái gì đó là ‘rõ ràng’ sai hoặc cái gì đó sẽ hiệu quả ‘vì …’ là lúc bộ não của bạn không hoạt động. Đây là thời điểm mà chúng ta thay đổi từ làm việc đúng thành làm những chúng ta gì cảm thấy tốt nhất ‘.
Tôi lấy một ví dụ đơn giản để minh họa điều này: hãy khiêm tốn, đừng lo lắng về những lời giải thích hoặc những câu chuyện đằng sau thử nghiệm của bạn. Thay vào đó, lo lắng về hiệu quả và ROI, và làm thế nào bạn có thể cải thiện chúng.”
Câu chuyện sẽ với bạn cái gì hiệu quả, cái gì không và tại sao nó quan trọng. Nó không đủ để nhận thức được những thành kiến ảnh hưởng đến khách hàng. Bạn sẽ dễ có những định kiến và chúng sẽ ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm nếu bạn không cẩn thận.
4. Trải nghiệm người dùng (UX)
Khi bạn đang tìm kiếm cách để cải thiện UX của cửa hàng thì nên tự mình phân tích, có nghĩa là hãy truy cập trang web của bạn theo từng trang, đánh giá nó dựa trên một tập hợp các yếu tố.
Tôi thường sử dụng các yếu tố sau đây:
- Động lực: Cái gì ảnh hưởng đến quyết định hành động (hoặc không) của người dùng?
- Sự bất đồng: Khó khăn là gì và nguyên nhân gây ra rào chắn?
- Sự phân tâm: Điều gì đang phân tán CTA?
- Sự liên quan: Cái gì không liên quan đến bối cảnh?
- Sự rõ ràng: Có gì không rõ ràng hoặc quá phức tạp?
UX kết hợp với 3 nguyên lý được đề cập ở trên. Cũng như những nguyên lý khác, UX với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm là tốt nhất. Andy Crestodina của Orbit Media giải thích:
Andy Crestodina, Orbit Media
“Nhũng câu hỏi không đáp án trả sẽ giết chết lượng chuyển đổi. Vì vậy, công việc đầu tiên của CRO là tìm hiểu những câu hỏi trên và trả lời chúng trên trang. Dưới đây là sanh sách đã sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các nguồn cho câu hỏi của khách hàng:
- Trao đổi trực tiếp với khách hàng.
- Trao đổi với đối tác bán hàng đã nói chuyện với khách hàng.
- Đọc lại bản chat.
- Các trang web tìm kiếm > báo cáo từ khóa tìm kiếm trong Analytics Google…..
- Nghiên cứu cụm từ chính.
Một khi bạn có danh sách, ưu tiên hóa nó và trả lời câu hỏi theo thứ tự đó. Tiếp theo, đưa ra các luận cứ cho câu trả lời, và chắc chắn rằng CTA nổi bật và hấp dẫn.
Lượng chuyển đổi là sự đồng cảm và sự rõ ràng. Thông tin cụ thể, bằng chứng mạnh mẽ và CTA rõ ràng!”
Một lần nữa, tất cả các nghiên cứu chuyển đổi định tính cho các mục đích copywriting được tái áp dụng.
Andy nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rõ ràng, một trong năm yếu tố tự nhận biết. Tốt nhất nên xác định giá trị mỗi trang mang lại cho người truy cập cũng như các CTA trên mỗi trang.
Sự rõ ràng về những gì bạn có thể làm cho họ (giá trị) và những gì họ có thể làm cho bản thân (CTA) là rất quan trọng. Một trang, một mục tiêu. Bất cứ điều gì khác sẽ gây phân tâm, mà không có lợi cho bạn hay truy cập của bạn.
Khi nói về giá trị, Dominic Coryell của GIMME GROWTH gợi ý về việc tự vấn bản thân xem khách hàng sẽ nhận được gì:
Dominic Coryell, GIMME GROWTH
“Một điều mà tôi muốn nhiều người hiểu, trong đó có tôi đôi khi, là hãy thực sự hiểu giá trị mang lại cho người truy cập trước khi yêu cầu họ làm điều gì đó.
Lấy ví dụ về việc “Chia sẻ với bạn bè”. rất nhiều người chia sẻ mọi thứ. Tôi thường tự hỏi,’ Có gì đó để chia sẻ? Tôi có bỏ lỡ cái gì đáng chia sẻ? Tại sao tôi nên chia sẻ cái này?’
Nếu chúng ta tự vấn, ‘Tại sao tôi nên chia sẻ cái này?’ trước khi nhấn nút, chúng ta đã giải mã UX và tránh làm lôn xộn UI.
Tôi nghĩ rằng các nút chia sẻ thường tồn tại trên một trang vì marketer cho rằng ‘Tại sao không? Nếu tôi có thể nhận được một số lượt chia sẻ thì thật tuyệt vời!’ Đó là sự thật và tôi đã làm điều đó. Nhưng sau đó tôi thấy rằng không có ai chia sẻ và tôi nghĩ rằng tôi có một sản phẩm tồi. Vấn đề là tôi đã không nghĩ đủ về giá trị nút chia sẻ đem lại cho người truy cập.
Phần thưởng là gì ? Mọi người có nghĩ tôi biết những điều họ không biết? (ví dụ: tôi là một nguồn kiến thức tốt). Tôi có nhận được truy cập sớm? Tôi có nhận được một phần thưởng tài chính?
Nếu bạn không thể tìm thấy giá trị cho khách truy cập trong việc chia sẻ, bạn có hai lựa chọn. Đừng thêm nút. Hoặc, đưa hình ảnh của chú mèo con vào thông điệp chia sẻ của bạn. Mèo con luôn có giá trị chia sẻ, vì vậy khi nghi ngờ …”
Bài học ở đây vượt xa các nút chia sẻ. Nó gồm hai phần:
- Hãy quan tâm về giá trị mọi phần tử của mỗi trang cung cấp cho khách truy cập.
- Đừng đặt một cái gì đó trên trang trừ khi nó phục vụ một mục đích có ý nghĩa.
Bạn phải phục vụ khách hàng đầu tiên. Mỗi phần tử của mỗi trang nên có mục đích và mang lại giá trị, bao gồm cả CTA và các sản phẩm.
Bây giờ, UX đặc biệt thú vị vì có rất nhiều kinh nghiệm thực tế lưu truyền trong nhiều năm . Một số có giá trị, một số không.
Ví dụ, Noah Kagan của Sumo nhắc nhở chúng ta phải có ý thức về phần thông tin xuất hiện ngay khi khách truy cập không phải lăn chuột:
Noah Kagan, Sumo
“Hãy vô cùng ý với phần above the fold của trang web. Đây là tài sản vàng. Thay vì một bức ảnh cổ lạ mắt, sử dụng một CTA rõ ràng để tạo ra leads hoặc sales. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, hãy luôn kiểm tra CTA để củng cố bottom line.”
Nếu bạn không quen thuộc, “above the fold” đề cập đến những phần của trang web hiển thị ngay khi không cần phải scroll chuột. Đó là sự lưu nhiệm từ thời báo.
Như bạn có thể thấy, thảo luận về tầm quan trọng của các khu vực above the fold đã có trong nhiều năm.
Trong trường hợp này, phương pháp tốt nhất đã chịu sự thử thách của thời gian.
Phía “above the fold” vẫn vô cùng quan trọng. Nielsen Norman Group gần đây đã phát hiện ra rằng sự khác biệt trung bình trong cách người dùng điều trị thông tin trên với bên dưới nếp gấp là 84%.
Ví dụ, với sự phổ biến của điện thoại di động, nếp gấp như chúng ta hằng biết đã thay đổi khá nhiều.
Như bạn có thể thấy, phương pháp cũ không hẳn đã kém. Chúng thực sự có thể là một điểm khởi đầu tốt, như Peep đề cập ở phần đầu của bài viết.
Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu được lý do tại sao.
Ví dụ, bạn nghĩ rằng mọi người không scroll, vì vậy tất cả các thông tin quan trọng của bạn cần phải được trên nếp gấp. Điều đó không đúng. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy 11% người sử dụng điện thoại di động bắt đầu di chuyển trong vòng bốn giây tải trang.
Mọi người có di chuyển, đây không phải là những năm 90. Và họ thậm chí sẽ nhấn CTA bên dưới nếp gấp.Thế nhưng tại sao đường gấp vẫn quan trọng?
Bởi vì phần thông tin đó thiết lập cả sân khấu. Nó đặt kỳ vọng đối với nội dung và chất lượng sắp đến.
Justin Rondeau của DigitalMarketer là người đề xướng lựa chọn những phương pháp tốt nhất:
Justin Rondeau, DigitalMarketer
“Vì vậy, điều này có thể gây chút tranh luẫn, nhưng tôi thực sự muốn mọi người cả ngoài và trong lĩnh vực CRO và nguyên lý tăng trưởng sẽ biết / thừa nhận rằng phương pháp tốt nhất không kém như bạn nghĩ và đã được giảng dạy.
Chắc chắn là bạn không nên mù quáng áp dụng những phương pháp tốt nhất và mong đợi sự tăng trưởng, leads và sales khổng lồ, …
NHƯNG!
Quay trở lại việc” bạn phải kiểm tra bất cứ điều gì thì mới biết” tốn nhiều thời gian và nguy hiểm.
Đơn giản mà nói, đối với hầu hết các công ty, số lượng thử nghiệm là có hạn. Nếu họ phải kiểm tra tất cả mọi thứ, thì không thể hoàn thành bất cứ cái gì. Vì vậy, cần phải có một tiêu chuẩn cho điểm khởi đầu. Điểm khởi đầu đó là …
… Những phương pháp tốt nhất.
Hãy suy nghĩ về nó. Thuật ngữ ‘best practice’’ thực sự chỉ là một từ đồng nghĩa với ‘common practice’ . Cái gì đó là điểm chung là quen thuộc, và một trải nghiệm quen thuộc sẽ dễ định hướng hơn là một thứ lạ.
Một lần nữa, Tôi không nói rằng chúng ta nên áp dụng tất cả phương pháp tốt nhất cho hướng tiếp cận mọi thứ. Bạn sử dụng những phương pháp tốt nhất tốt nhất như là một điểm khởi đầu, một cơ sở, sau đó bắt đầu để tùy chỉnh sử dụng các phương pháp thử nghiệm thực sự có ý nghĩa.
Bạn đang tìm kiếm kết quả khác biệt. Bạn muốn lấy tỷ lệ chuyển đổi ngành trung bình và tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí, tăng gấp bốn lần nó. Để làm điều này, bạn cần phải có ít nhất một cơ sở để bắt đầu từ một nền tảng quen thuộc và hữu dụng. Từ đó bạn có thể tiến hành quá trình một cách thoải mái và tìm kiếm kết quả khác biệt.
Phương pháp cơ sở không kém như bạn nghĩ (hoặc đã được giảng dạy).”
Chừng nào bạn hiểu được lý do đằng sau những phương pháp tốt nhất và duy trì nhận thức như thế nào nó phát triển theo thời gian, nó có thể hữu ích. Đặc biệt nếu bạn không có đủ lưu lượng để kiểm tra và không có cơ hội để đi sâu vào nghiên cứu chuyển đổi.
Kết luận
Từ copywriting, tâm lý học để kiểm tra thử nghiệm và UX, các chuyên gia thực sự đã chia sẻ hết.
Bây giờ bạn biết làm thế nào để vượt qua các tips tăng trưởng và chiến thuật để đến với quá trình có hệ thống sẽ tạo ra kết quả thực sự cho cửa hàng của bạn.
Và, tất nhiên, bạn biết để tối ưu hóa trang web của bạn càng sớm càng tốt để tránh việc đổ nước vào một cái xô rò rỉ.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa hé lộ hết.
Có rất nhiều bài học khác để khám phá về bốn nguyên lý trên cũng như nhiều lĩnh vực khác tạo nên CRO và tăng trưởng.Đó là lí do tại sao ngành công nghiệp này thí vụ.
Để bắt đầu, hãy áp dụng những bài học này vào doanh nghiệp của bạn. Sau đó, tiếp tục lặp lại và học hỏi. Hãy nhớ: CRO và tăng trưởng dành cho mọi người, thậm chí phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử cũng như chính bạn.
Nếu bạn có thắc mắc, hãy bình luận và tôi sẽ quay lại.