ChatGPT nâng tầm dịch vụ khách hàng như thế nào

Tóm tắt về ChatGPT

Ra mắt vào cuối tháng 11/2022, ChatGPT đã và đang là một “cơn sốt” trên toàn thế giới khi vượt mốc 10 triệu người dùng hằng ngày sau 40 ngày ra mắt chính thức và đạt 100 triệu người dùng chỉ trong 2 tháng ra mắt – điều chưa một ứng dụng công nghệ nào trước đó làm được.

Với khối lượng dữ liệu khổng lồ, ChatGPT được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: marketing, bán hàng, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, và đặc biệt là dịch vụ khách hàng.

Ứng dụng của ChatGPT trong dịch vụ khách hàng

Xử lý các yêu cầu của khách hàng

ChatGPT có thể xử lý các yêu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng khả năng phân tích ngôn ngữ tự nhiên để xác định yêu cầu của khách hàng. Điều này có thể được thực hiện thông qua các hình thức như chat trực tiếp, email, hoặc điện thoại. Sau khi nhận diện yêu cầu của khách hàng, ChatGPT sử dụng tri thức và thông tin có sẵn để đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp cho khách hàng. ChatGPT có thể sử dụng các tài liệu, thông tin từ trang web, sản phẩm, dịch vụ hoặc từ các nguồn bên ngoài để cung cấp các giải pháp tốt nhất cho khách hàng. 

Ngoài ra, ChatGPT có thể tương tác với khách hàng để xác nhận việc giải quyết yêu cầu của họ đã được thực hiện và hỏi xem họ có cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ gì không. ChatGPT cũng có thể ghi nhận thông tin từ mỗi yêu cầu để giúp cải thiện quá trình hỗ trợ và phát triển tri thức của mình. Hơn hết, ChatGPT có thể sử dụng thông tin mà nó đã thu thập từ các yêu cầu của khách hàng để đưa ra các lời khuyên và gợi ý cho khách hàng. Điều này có thể giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng

Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khả năng xử lý đồng thời một lượng lớn yêu cầu từ phía khách hàng là lý do ChatGPT có thể đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân sự mà lại tăng hiệu quả công việc.

Ngoài ra, ChatGPT còn được sử dụng để thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng để có thể hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng của mình. Chính những dữ liệu được thu thập này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn.

Tăng hiệu suất chăm sóc khách hàng

Tự động hóa hỗ trợ khách hàng bằng chatbot để trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng, giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm thời gian của nhân viên chăm sóc khách hàng – chính là một trong những lợi ích của ChatGPT. Để tăng hiệu suất chăm sóc khách hàng, ChatGPT cũng có thể phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng, tự động hóa quy trình hỗ trợ khách hàng giúp tối ưu hóa thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, việc tích hợp với các hệ thống CRM và quản lý thông tin khách hàng giúp nhân viên chăm sóc khách hàng nắm rõ hơn về thông tin khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt hơn. Cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm và dịch vụ: Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo

Các doanh nghiệp hoàn toàn nên cân nhắc việc sử dụng ChatGPT khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo vì những hiệu quả không ngờ mà nó mang lại. ChatGPT có thế mạnh là phân tích đối tượng khách hàng, đưa ra thông điệp hấp dẫn, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp như Facebook, Instagram, Google Ads, YouTube,…  và tối ưu hóa chiến dịch bằng việc sử dụng các công cụ và phương pháp như A/B testing, phân tích dữ liệu và phản hồi khách hàng để đánh giá hiệu quả chiến dịch và tối ưu hóa các yếu tố quảng cáo như tiêu đề, hình ảnh, đối tượng khách hàng, vị trí quảng cáo, thời gian đăng quảng cáo.

Hỗ trợ soạn hợp đồng hoặc email tự động

Bằng cách sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và máy học, ChatGPT có thể nhận diện các thông tin quan trọng trong hợp đồng như tên, địa chỉ, ngày tháng, điều kiện, cam kết, các quy định pháp lý và tổ chức chúng vào đúng định dạng. ChatGPT cũng có thể nhanh chóng soạn nhiều kiểu email cho từng bối cảnh thực tế. Quá trình tự động bằng ChatGPT giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực, đồng thời giảm thiểu các sai sót trong quá trình soạn thảo và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

PageFly sử dụng ChatGPT như thế nào?

Với sự phát triển mạnh mẽ của AI và với những điểm cộng to lớn kể trên của ChatGPT, team PageFly cũng không phải ngoại lệ khi muốn nắm bắt cơ hội đó. Cả team vẫn đã và đang khai thác triệt để công cụ AI này để ứng dụng vào mọi công việc từ design đến marketing, nhằm giảm chi phí nhân sự và tối đa năng suất. Đặc biệt, ChatGPT được nghiên cứu sâu để sử dụng cho mảng chăm sóc khách hàng. Một số công việc mà ChatGPT làm rất tốt như soạn email cảm ơn hay xin lỗi khách hàng, cung cấp các ý tưởng hay để chăm sóc khách hàng, xử lý tình huống,… Những lợi ích này không chỉ giúp cho đội ngũ chăm sóc khách hàng làm việc trôi chảy, năng suất hơn mà còn giúp cho trải nghiệm của khách hàng trở nên tốt hơn. 

Kết luận

Mặc dù ChatGPT có rất nhiều điểm mạnh, nhưng có một điểm yếu không thể phủ nhận đó là hạn chế về mặt cảm xúc. Do vậy, cũng chưa thể khẳng định liệu ChatGPT có thể thay thế hoàn toàn nhân sự chăm sóc khách hàng hay không. Nhưng có thể khẳng định ChatGPT là một công cụ rất mạnh và đáng được đầu tư bởi doanh nghiệp, nhất là trong công việc chăm sóc khách hàng.

Tác giả: Zee – Hà Trang

Comments

Let’s make a great impact together

Be a part of BraveBits to unlock your full potential and be proud of the impact you make.