Table of Contents
Xin chào các bạn có niềm đam mê đặc biệt với digital và growth marketing :). Tuấn (aka Tún / Tony) lần này sẽ đóng vai trò phóng viên thường trú tại sứ Singapore. Trong 5 phút tiếp theo bạn sẽ không nghe thấy việc tớ “bị ép ăn cua Sing” như thế nào đâu nhé (đùa thôi, cảm ơn bạn nhé). Thay vì đó tớ sẽ recap lại những thông tin quan trọng từ event “Google Dance Singapore 2018”. Một số anh em có thể hỏi sao Tún ko livestream mặc dù hứa rồi mà… eh eh … tớ có hỏi ban tổ chức thì không được phép. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ có hình chụp từ slides diễn giả và comment từ Tún (điều này được cho phép nhé). Bắt đầu nhé…
Table of Contents
Google Dance Singapore. Nó là cái quái gì?
“Google Dance” (GD) xuất hiện từ năm 2002 ở Hoa Kỳ và từ những năm đó lan toả ra toàn thế giới. Thực ra cái tên nó khá là buồn cười và dựa vào việc mỗi lần Google nó update thuật toán thì ranking của web pages bị nhẩy. Tụt xuống hoạc “lên đỉnh”. Nên từ thời đó có khái niệm “dancing” tức là “nhẩy nhót”. Quay lại event thì lần này tổ chức ở Nhật và Singapore. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại trang web này về event https://events.withgoogle.com/google-dance-singapore/
Đi sâu vào event này thì mục đích tổ chức là liên quan tới việc Google updates và truyền thông cho anh em làm SEO đứng đắn. Ý tớ là “white hat” í… và mục tiêu thứ 2 mà Google muốn đạt được là lắng nghe feedback và câu hỏi từ anh em làm SEO. Trong suốt buổi event này ban tổ chức có đề cập rất nhiều tới “góp ý kiến” qua link xxx.
Okeh lah.. còn bây giờ …
Session #1 – Google Mission.
Đầu tiên Tún đề cập đến bài thuyết trình của anh Juan Felipe Rincon. Session #1. Những suy nghĩ dưới đây là của Tún thôi nhé, nhưng thứ này là “giả định” của cá nhân mình và để đảm bảo độ chính xác thì anh em nên kiểm tra lại cho chuẩn. Tún sai ở chỗ nào thì pm qua Facebook một câu nhé.
“The core of what Google is about is bringing information to people” – Sundar Pichai, Google CEO.
Đó là điều cốt lõi, “core” của Google. Một số anh em làm SEO hay dùng “keyword stuffing”, liệu hỏi bản thân việc này có mang lại giá trị cho người đọc hay ko? Sớm hay muộn, content kiểu loại đó sẽ dễ bị phát hiện và không được đánh giá cao. Đương nhiên có nhiều cửa “black hat” để có thể đánh lạc hướng Google. Nhưng… năm 2008 khác với 2018 vì công nghệ phát triển quá nhanh và cùng với đó là sự bùng nổ AI (Artificial Intelligence).
So sánh người dân Internet ở khu vực Đông Nam Á (South East Asia) và một số nước tiêu biểu trên thế giới. Các bạn hình dung ra… đây là khách hàng tiềm năng của Google đó. Những người vào Google và tìm kiếm.
Slide này làm cho Tún suy nghĩ sâu về việc ưu tiên web page mà có ngôn ngữ bản địa và thông tin từ trang web mà server đặt ở nơi mà người tìm kiếm đang truy cập. Để thí nghiệm giả định này trong lúc ở Singapore tớ có vào google.com, truy tìm xxx (ko phải trang heo đâu nhé) thì đúng là một số domain “com.sg” xuất hiện trên trang 1 tìm kiếm của Google.
Vậy là hết topic #1 =)), đúng là như vậy… và Google luôn luôn hỏi “feedback” từ người tham dự. Anh em có thấy Google nó user centric / customer centric như thế nào không? Mọi thứ nó xoáy vào người dùng của nó. Có nhiều feedback thì càng nhiều insights. Heh…
Bắt đầu session #2 với sự tham gia của anh Gary Illyes. Anh này thì khá là “fun” và cung cấp thông tin giá trị nhất trong buổi này. Anh em để điện thoại “slient” mode, Zalo / Messenger với các em gái anh trai mưa tạm thời nghỉ trong vòng 10 phút nhé…
What’s Cooking in 2018, session #2.
Topic nghe thôi đã hiểu rồi là anh này sẽ chia sẻ về những việc Google đang / sẽ update.
Slides được thiết kế khá là thân thiện và có cấu trúc sẽ đề cập đến những thứ gì, đi từ cơ bản tới những điều phức tạp, và lá là la… “mobile” 🙂 … đó là 1 section riêng trước khi kết thúc với phần giải đáp.
5 điều chú ý liên quan tới đường links:
- Không dùng “#” trong đường link URL. www.shopcuatun.com/tunuongtrasua#vaxautrai Ko nên có “vasautrai” ở đây. Cái này tớ đang băn khoăn vì hay dùng để dễ nhẩy từ một một vị trí của trang sang vị trí khác vẫn ở trang đó.
- Dùng đường link canonical và HTTPS. Cái này là để tránh bị duplicate content và cũng liên quan tới bảo mật. Bên web mình thì HTTPS hết rồi.
- Sitemaps. Nghĩ mà đúng phết, Google bot nó crawling trang của mình thì việc đầu tiên nó để ý tới sitemap để hiểu lộ trình quét nội dung.
- Dùng attribute “href” trong thẻ “a” HTML. Việc này sẽ giúp Google bot hiểu hơn về đường link của bạn.
- Internal linking. Tớ không quên, và luôn luôn nhận thức khi viết content cần chú ý và link những bài cũ với bài mới. Ví dụ bài này tớ viết là có linking đó nhé ;).
He he… Page Title và Meta Description vẫn còn ý nghĩa. Đặc biệt với meta description anh em lưu ý ở đây không có hạn chế về số lượng từ. Đúng đó cả nhà :). Tin được không? Lý do đơn giản là meta description chỉ được “xem xét” từ phía Google bot nên dùng hay không thôi. G cũng không khẳng định sẽ dùng Meta Description của trang web được crawling. Thực tế anh diễn giả nói là G bot sẽ thường quét toàn bộ trang và sẽ tự “chốt” đoạn nào phù hợp nhất cho việc xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.
Tún đã thử và “chuẩn men” rồi. Tớ lấy ví dụ nhé. Với trường hợp bài viết liên quan tới Inbound marketing thì Google lấy content trong phần description.
Còn với trường hợp sản phẩm PageFly app thì lấy paragraph đầu tiên. Dưới đây là hình ảnh chụp cho anh em tham khảo.
Điều này tớ ngộ ra cách đây 3 – 4 năm thôi, cũng không phải mới lắm, nhưng có lẽ anh em nào chưa biết thì nên biết. Việc viết ALT, thêm caption và lazyload cùng với “noscript” là cần làm. Như vậy thì kết quả tìm kiếm ảnh sẽ có nhiều khả năng xuất hiện ở vị trí cao hơn.
Chỉ ước gì có nhiều thời gian trong quá khứ dành cho chuyên môn … nhưng thôi hiện tại đang tập trung vào chuyên môn rồi nên sẽ có nhiều thứ mang lại giá trị cho anh em trong tương lai gần nhé.
Slide này Tún ko để ý lắm… hình như lúc đó đang ngắm các bạn gái support Google thì phải… dù sao thì tớ vừa thực hiện việc kiểm tra một dự án bên tớ seo điểm “Best Practices” không được tốt và ám ảnh với con số “69”… SEO thì tạm OK với “90”, thôi thì có thứ để nâng cấp rồi…
Thực ra G cung cấp cho mình khá đầy đủ tools (công cụ) để kiểm tra, nên hãy dùng và tối ưu website của mình. Để xem được như hình chụp dưới đây của mình thì truy cập vào link download Google Chrome này và xem hướng dẫn nhé http://bit.ly/lighthouse-tool
Hãy dùng structured data. Vì việc này sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc content của bạn. Sau đây là case study nổi bật với bên Rakuten. Anh em có biết Rakuten chứ nhỉ? Đó là marketplace ấy https://www.rakuten.com/ kiểu như Lazada, Zalora, Tiki v.v.
Lại nhớ đến các bộ phim kinh điển của nước mặt trời mọc rồi… lại cảm thấy “bứt rứt” trong người nhưng thôi. Không quên việc chính :). Trang Rakuten có một subportal có đầy công thức nấu ăn “recipe”. Bạn có thể truy cập vào đây nhé https://recipe.rakuten.co.jp/ (yên tâm link “sạch” và không có phim Nhật).
Công thức nấu ăn? Mmm… đó là cách thu hút traffic khá là ngon và tự nhiên. Chị em nấu ăn “housewife” Nhật thì chuẩn audience luôn :).
Và diễn giả chia sẻ sau khi Rakuten đã sử dụng structured data thì… traffic tới web tăng 2.7 lần, và số lượng session tăng lên 1.5 lần. Rakuten là một trang thương mại điện tử. Anh em hình dung traffic nó vào nhiều như thế nào, còn bây giờ thêm xxx tăng trưởng nữa.
Ah… ko quên đặt internal linking ;). Anh em nào muốn biết về công cụ website traffic đọc ghé bài này nhé https://blog.bravebits.co/cong-cu-danh-cho-digital-marketers-phan-2-traffic-data-va-traction/
Phần đơn giản đã hết và bây giờ sẽ đến đoạn slides siêu khó hiểu…
Chúng mình cần hiểu concept Google bot nó làm việc như thế nào. Theo lời bên họ có gồm 3 bước:
- Quét trang web của bạn.
- Indexing.
- Ranking và Serving.
Đọc tới đoạn này bắt đầu hại não nhé. Nên gọi bạn dev vào rồi ngồi cùng nhau cho hiệu quả. Ý nghĩa ở đây cần lưu ý là khi crawl -> render -> index. Tún không dám bình luận, chỉ thêm hình chụp thôi nhé.
Slide này thì bắt đầu hiểu hơn nhé. Dù chúng mình tối ưu như thế nào vẫn sẽ có tool để kiểm tra kết quả. Anh em nên thử tại đây nhé https://search.google.com/test/mobile-friendly
Mobile first indexing slide.
Vâng, và phần cuối liên quan tới mobile – first indexing. Anh em nên đặc biệt lưu ý nhé. Chỉ có 3 slides thôi và các bạn nên đọc, google và tìm kiếm thêm thông tin. Như vậy sẽ chủ động và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề. Cá nhân Tún thì rút ra việc cần làm là kiểm tra bài blog mình đang viết trên di động cá nhân của mình. Tức là vào vai người đọc trên mobile.
Xem lại cái hình này Tún nhớ lại câu chuyện của anh diễn giả. Anh ý nói là tôi đã từng nghe thấy từ rất nhiều “guru” (kiểu chuyên giá ý bà con) là đừng dùng “hamburger-menu”. Nó ko tốt tới trải nghiệm người dùng trên mobile và bla bla bla… sau đó anh ý nói một câu mà cả căn phòng cười. “Tôi là người Google và tôi nói bạn nên dùng Hamburger-menu” (c).
Có nhiều keywords ở trong slide, mình có mong muốn anh em chủ động tìm kiếm nhé. Sẽ ra khá nhiều thông tin hữu ích và nâng cao kiến thức của bạn.
Yinnon Haviv – The New Search Console
Anh này là người Do Thái, giọng nói có vẻ hơi khó nghe. Anh ta có tham gia dự án Google Search Console. Một trong những điều Tún hối tiếc là nhận ra giá trị Search Console muộn. Làm SEO mà ko biết tool này thì kiểu như optimize mù và ko đo đếm kết quả. Cũng là một lời nhắn nhủ cho thế hệ sau này nên để ý nhé. Mình làm cái gì thì cần đo xem impact như thế nào.
Có slide này mình ấn tượng nhất… và một điều khá là “happy” trong lòng đó là data có 16 tháng :). Xem report dễ hơn rất nhiều và đặc biệt là hiểu traffic từ search engine dành riêng cho Mobile. Anh em nên dùng giao diện mới đi… có thể hơi khó hiểu nhưng dùng lâu là quen.
Có lẽ không thể kể hết về event Google Dance Singapore chỉ trong 1 bài blog. Lần sau Tún sẽ chia sẻ rộng rãi hơn trên tường về những events kiểu này nhé. Cũng là tớ chưa đi bao giờ nên mang hướng “thỏ thí nghiệm” để có trải nghiệm thật còn share lại. Kẻo lỡ event ko ra gì thì cũng ko biết nói gì…
Còn bây giờ vài thứ “lảm nhảm” giải ngố heh…
Văn phòng Google.
Căn phòng rộng phết cả nhà ah. Có độ khoảng hơn 100 người tham gia từ khu vực Châu Á / Đông Nam Á. Ảnh chụp ngay ở những phút đầu tiên, hàng ghế trước mình sau này được những người tới sau ngồi đầy hết.
Trước đây tớ đến văn phòng Google hồi mà còn nằm ở cạnh Marina Bay Sands cơ, giờ họ chuyển sang chỗ mới rộng hơn và thoáng hơn rồi. Và cũng xa trung tâm… nhưng có lẽ đỡ distract.
Rộng hơn cả hostel mà tớ ở trong thời gian ở Sing :).
Thực ra Google nó rộng lắm bà con ạ… cơ bản Tún xấu trai nên không tự tin chụp tự sướng. Và lý do khác cũng lười chụp hình. Chỉ mấy tấm kỷ niệm thôi.
Lời cuối.
Tuấn cảm ơn bạn Nam Lê nhé, founder Vietmoz và cũng là người mà nã message và pitch kéo đi event này. Không có bạn thì tớ cũng không để ý tới event và nó có thể mang lại giá trị cho cá nhân Tuấn, công ty, và cộng đồng như thế nào.
Điều thứ 2 Tún muốn nói là anh em trong cộng đồng digital / growth marketing nên phối hợp với nhau mà đi những events này. Mang hướng nâng cao kiến thức, tìm hiểu “về nhau về những điều thầm kín”…
Và điều cuối cùng… ai đọc được cũng khâm phục đó 🙂 … bên tớ đang tuyển 1 vị trí duy nhất là Growth Marketer cho dự án SellerSmith.com. Anh em nào quan tâm hay biết ai thì apply nhé. Tún trực tiếp mentor và chăm chút. Sẽ khá là khắc nhiệt, nhưng đảm bảo khi Tún đồng ý làm việc thì Tún chia sẻ mọi thứ cho bạn. Lời cảm ơn cho bạn đó là thời gian của mình ;)… 2 tiếng đồng hồ 1on1.
Tìm hiểu thêm về vị trí Growth Marketer
Có câu hỏi gì SEO Tún xin phép không giải đáp trong bài blog này nhé. Đi học là tốt nhất, sống và làm việc ở Hà Nội thì có rất nhiều trung tâm dạy SEO. Còn cái nào thì anh em tự quyết định qua cách tìm kiếm Google :).