Công việc Content Marketing cho sản phẩm “ecom”có thật sự như anh em mình nghĩ không?

Ồ lá các bạn quan tâm tới Content Marketing, “ecom” và sản phẩm cho global market. Lần này Tuấn (Tún) sẽ bàn tới “chuyện thầm kín” về quy trình viết content cho một số dự án thực hiện bởi BraveBits và cũng là một quy trình của một số bên nước ngoài học hỏi được. Bài này có 2 mục đích chính.

  1. Chia sẻ kinh nghiệm công việc Content Marketing
  2. Ứng tuyển vào vị trí Content Marketing theo góc nhìn của BraveBits

Trước khi đi vào chủ đề chính về quy trình viết một bài viết cho dự án BraveBits mình sẽ nói qua về dự án  JoomlaShine, khách hàng và sản phẩm. Tại sao mình cần làm như vậy? Lý do chính là để hiểu quy trình viết bài thì cần hiểu sơ qua về môi trường bài viết đó được phân phối. Vậy bắt đầu nhá…

 

Vào những năm 2007 – 2008: www.joomlashine.com

Dự án www.JoomlaShine.com được ấp ủ khá lâu và phiên bản đầu tiên chỉ có mỗi 2 sản phẩm được tiến hành thiết kế và làm vào mùa thu năm 2007. Vào những năm đó để xây dựng một website doanh nghiệp thường các bên freelancers hay dùng hệ thống mã nguồn mở Joomla! CMS. Hệ thống này các bạn học ở Ngoại Thương chắc là khá quen vì từng được đưa trong giáo trình học tập.

Sản phẩm giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp

du an ecom joomlashine.com

Vậy để xây dựng một trang doanh nghiệp thường hay cần hai thứ cơ bản nhất đó là giao diện (Joomla templates) và những phần mềm nhỏ cho hệ thống Joomla (Joomla extension). Vào mùa thu năm 2007 JoomlaShine đã ra đời với chỉ 2 sản phẩm có tên là JSN EpicJSN ImageShow. Các sản phẩm đó được sinh ra để giải quyết bài toán trình bày nội dung cho trang web doanh nghiệp. Và đây cũng là cốt lõi của dự án www.JoomlaShine.com. Cung cấp các giải pháp xây dựng trang web doanh nghiệp và business nói chung.

Cung phải có cầu, vậy ai sẽ đóng vai trò “doanh nghiệp” và cũng là khách hàng của JoomlaShine? Có thể là khách Việt Nam? Có nhưng thực ra là Việt kiều :)…

Thị trường và khách hàng

Từ những năm 2007 cho đến nay “miếng bánh thị phần khách hàng” thay đổi khá là nhiều. Nếu trước đây một thành phần không nhỏ là “end users” có nhu cầu xây dựng website, thì hiện tại chủ yếu là toàn các agency và freelancers dày dạn kinh nghiệm với hệ thống Joomla. Tức là đối tượng khách hàng khá am hiểu về web development và Joomla với hệ sinh thái của nó.

Insight này rõ rệt hơn nữa khi trên JoomlaShine forum có thể thấy những câu hỏi và website khách hàng bên JoomlaShine. Tính đến thời điểm này đã có cơ hội phục vụ được hơn 500k+ khách hàng và đến từ khắp nơi trên thế giới.

forum dien dan joomlashine

Nói đến khách hàng quốc tế thì Tuấn thấy audience khá là đa dạng. Thị phần khách hàng cũng thay đổi từ thời phiên bản đầu tiên hệ thống Joomla đến ngày nay. Dưới đây anh em có thể thấy hiện tại khối khách hàng đến từ đâu qua thống kê Google Analytics.

Phiên bản “không che” (như phim Nhật với Hàn) thì sẽ được cho ứng cử viên xem nhá 😉

google analytics

Okey lah~ hy vọng anh chị em chưa ngủ gật đọc mấy thứ lằng nhằng trên về JoomlaShine, sản phẩm, và khách hàng. Bây giờ thì sẽ đi tới quy trình làm content cho JoomlaShine và các dự án khác nhé.

Để viết content hữu ích và mang lại “chuyển đổi” gồm những bước gì?

Quy trình viết nội dung cho các dự án BraveBits sẽ bao gồm 8 bước và chúng mình bắt đầu từ bước đầu tiên nhé.

Bước 1: Tìm hiểu về sản phẩm JoomlaShine / hệ thống Joomla

Mình “market” sản phẩm thì cần phải hiểu rất rõ sản phẩm nó hoạt động như thế nào? Điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm? Đối thủ có gì hơn và kém mình ở phần nào? Vì vậy, để viết được content tốt phải cần đầu tư khá nhiều thời gian vào việc nghiên cứu sản phẩm và xem sản phẩm từ góc độ người dùng nhé. Sẽ không ai bắt học code để hiểu sản phẩm :).

Ví dụ, sản phẩm dưới đây là JSN Page Builder và giải quyết vấn đề xây dựng những trang web có độ tuỳ chỉnh cao cho hệ thống Joomla CMS.

tai lieu jsn page builder

Bước 2: Tìm hiểu về đối tượng khách hàng (Customer Support)

Bài viết có giá trị khi có người đọc, và một phần không nhỏ đó là chính khách hàng bên mình. Bài viết cần được tạo ra bởi insight trò chuyện với khách hàng. Để có được điều này anh em cần tham gia customer support. Việc này khá là quan trọng vì khi giao tiếp với khách hàng sẽ hiểu rõ vấn đề của họ và content sẽ mang hướng “giải pháp” cho họ. Ví dụ trên trang bán hàng JSN Page Builder sẽ luôn luôn có chatbox màu cam.

chatbox ho tro khach hang joomlashine

Sau khi nói chuyện với khách hàng sẽ có một số insights mà cần verify trong bước số #3.

Bước 3: Tìm hiểu về customer journey (Keyword Planner)

Google Keyword Planner. Vâng, tool này sẽ cho anh em mình insight về nhu cầu của khách hàng. Với sản phẩm “ecom” như mình thì việc khách hàng tìm hiểu qua Google là chuyện bình thường. Và chúng mình cần hiểu liệu người ta đang quan tâm tới topic nào, việc này khá là “hại não” nhưng cần thiết trong việc viết bài. Vì sản xuất ra 1 bài viết mà không có người đọc thì đó sẽ là một tác hại khá là lớn cho cá nhân mình và cũng cho cty.

keyword planner tim hieu nhu cau khach hang

Bước 4: Viết draft (để ý đặc biệt đến outlines)

Khi tạo ra một bài viết cần vạch ra những đầu dòng có những phần nào. Kể cả bài viết này trước khi Tuấn viết thì cũng làm một cái outlines rõ ràng. Nó giúp cho bản thân mình hiểu toàn bộ concept và xem lại có vấn đề ở chỗ nào không.

viet outlines cho bai viet

Bước 5: SEO onpage. Thật đó, vì traffic phần lớn tới bài viết là do Google đẩy.

Yeap, viết bài thì cần tính đến yếu tố SEO onpage. Phần này Tuấn nói về tối ưu hoá content cho người đọc nhé. Vì thực ra mình làm cho người đọc tốt bằng cách content hữu ích, dễ đọc và mang lại giá trị. Đó là onpage SEO thật và thực ra Google đang hướng tới việc đó. Ở bước số #4 tớ có đề cập đến outlines đó, cũng là vì nó giúp cho mình tức là người đọc hiểu về cấu trúc của bài viết. Và như vậy tăng trải nghiệm đọc lên.

Suy nghĩ thêm một bậc nữa, khi người đọc thấy giá trị, họ sẽ ở trên trang mình lâu hơn, page on time và average session time nhiều hơn. Và điều này Google hiểu 🙂 … đúng hay là sai có lẽ cứ để anh em test cho chắc nhá.

Bước 6: Proofreading. Kiểm tra tiếng Anh bởi người bản địa.

Tuấn sinh ra ở Hà Nội, lớn lên ở một đất nước không còn tồn tại nữa (Liên Xô) và về Việt Nam năm 2007 mới bắt đầu học tiếng Anh ở ACET (tớ không promo trung tâm này đâu nhá). Vậy tiếng Anh không phải là tiếng mẹ để của mình. E hèm… vậy cách suy nghĩ và viết nó sẽ rất là khác với người bản địa. Mà người đọc content mình viết lại là người bản địa. Nên vì vậy sẽ có 2 lớp kiểm tra.

Lớp đầu tiên sẽ “quẩy” qua tool Grammarly. Sẽ giúp kiểm tra lỗi lặt vặt và cũng tiết kiệm thời gian cho người proofreader. Một điều quan trọng là người proofreader sẽ tính công dựa trên giờ làm việc. Nên không chỉ tiết kiệm thời gian của họ mà lại là còn tiết kiệm chi phí cho cty.

dung cong cu grammarly kiemt ra tieng anh

Lớp thứ 2 là trợ giúp của người bản địa. Về tìm người thì tớ có lời khuyên lên Hanoi Massive Facebook group. Khá là nhiều bạn và skillset khác nhau.

nhom facebook group hanoi massive jobs

Bước 7: Chốt lại: bài viết có mang lại giá trị thật sự cho người đọc không?

Gần bước cuối trước khi ấn nút “Publish” bài viết. Thường mình hay review lại và đọc lại một lượt và thử tìm “giá trị”. Content phải được thiết kế theo cách hữu ích và mang hướng giải quyết một vấn đề nào đó. Việc đọc lại nên làm vào một ngày khác và vào buổi sáng. Vì đầu óc minh mẫn và đã một phần nào đó “quên” những thứ đã viết. Việc này cho phép Tuấn xem một cách khách quan nhất có thể.

Bước 8: Phân phối content.

Khi bài viết được “lên thớt” và access đã được chuyển sang “public” thì đến lúc phân phối content, tức là đẩy traffic tới bài viết và kiểm tra việc “content topic” có hợp với “audience” không. Việc phân phối content có rất nhiều dạng, có thể share bài viết trên mạng xã hội cá nhân, share trong group Facebook và “relevant”, hay là chạy quảng cáo cho content. Một cách nữa là gửi email cho những bạn subscribe blog bên mình. Hàng tháng bên BraveBits có gửi email cho người theo dõi blog nhé…

… vậy là xong phần chia sẻ kinh nghiệm rồi nhé. Phần tiếp theo sẽ liên quan tới việc ứng tuyển vào vị trí Content Marketer cho dự án JoomlaShine.com. Đóng tab Google Chrome thôi 😀 còn anh chị em nào tò mò quan tâm thì đọc tiếp nhé ;)..

 

Content Marketer dành cho dự án “ecom” JoomlaShine.com là như thế nào?

Phỏng vấn và sau khi phỏng vấn thực tế công việc sẽ là như thế nào? Đó là một câu hỏi thường xuyên Tuấn gặp phải và trả lời đi trả lời lại 🙂 Đương nhiên tuỳ theo thởi điểm sẽ khác nhau, nhưng với thời gian hiện tại thì sẽ như ở dưới đây.

Khi trúng tuyển và vào vị trí Content marketer sẽ có những giai đoạn sau

  • Learning Curve with Joomla & JoomlaShine products. Sẽ cần đầu tư thời gian vào việc học Joomla và sản phẩm JoomlaShine.
  • Setup Joomla website. Để hiểu hệ thống (nói có vẻ nặng nề nhỉ) Joomla sẽ cần xây dựng một trang web trên nền tảng Joomla. Nói thật là mình đã từng chứng kiến cảnh có bạn gái xử lý bài toán này trong 3 ngày. Và lúc đó mình cảm thấy “yếu đuối” =))…
  • Customer Support (must – have). Muốn viết content hữu ích và có giá trị thì đương nhiên cần hiểu khách hàng. Việc hỗ trợ khách hàng là 1 phần công việc trong giai đoạn đầu  “nhập gia tuỳ tục” vào thị trường.
  • Online Copywriting & SEO. Bước này là cơ hội “thể hiện” kỹ năng viết của mình và thêm sự tối ưu content cho Google.
  • Khi đã grow đến một level nhất định trong Content Marketing là sẽ tới mức tối ưu hoá content và tìm cách growth hacking qua con đường content ;).

Phỏng vấn như thế nào? Mà đúng là “phỏng vấn” thật?

“Phỏng vấn” nó hơi “formal” và nghiêm túc. Ở đây không có thanh niên nghiêm túc mặc quần Âu bố xát đ… và áo sơ mi bó như xúc xích đâu. Đây là thế giới freestyle NHƯNG vẫn chuyên nghiệp. Mình xin phép kể lể qua một chút thôi nhé.

  1. Lọc CV và tìm ra được việc ứng cử viên có tiềm năng hay ko. Có vẻ ok? Gửi email mời trò chuyện nhẹ nhàng.
  2. Vòng đầu tiên trò chuyện mang hướng đôi bên hiểu nhau và “bắt nhịp”, các câu hỏi ứng cử viên được giải đáp trong buổi đó. Nếu còn gì chưa rõ thì sẽ trao đổi qua email. Cá nhân Tuấn rất mong muốn được ứng cử viên hỏi lại để mình có thể giải đáp các `thắc mắc. Khi mọi thứ rõ ràng và clear thì sẽ dễ làm việc hơn.
  3. Ứng cử viên “ưng”? Có vẻ làm dc việc. Heh… bài test tiếp liên quan đến kỹ năng Google và viết. Thời buổi này phải biết tìm kiếm và cách tìm kiếm cũng nói khá nhiều về tư duy.
  4. Vòng 2 phỏng vấn… đúng mình ko nhầm nhé. “Phỏng vấn” lần này sẽ nghiêm túc hơn. Sống đến vòng 2 là một chuyện khác và nếu anh chị em nào muốn biết thì bên BraveBits đang có tuyển vị trí Content Marketer đó 🙂

Tìm hiểu thêm về Content Marketer position

Comments

Let’s make a great impact together

Be a part of BraveBits to unlock your full potential and be proud of the impact you make.