Phát triển phần mềm linh hoạt trong bối cảnh kinh doanh hiện nay

Tầm quan trọng của phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt 

Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, một chu kỳ phát triển kéo dài có thể gây ra nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường đang thay đổi liên tục. Vì vậy, các doanh nghiệp đang dần chuyển sang cách tiếp cận linh hoạt hơn, chia một sản phẩm thành nhiều phần nhỏ với các phân đoạn phát triển ngắn, thường xuyên đánh giá và sửa đổi để tăng khả năng thích nghi của sản phẩm. 

Cách tiếp cận mới này mang lại nhiều lợi ích: 

  • Cải tiến liên tục: Bằng cách chia nhỏ sản phẩm và phát hành liên tục, bạn có thể thu thập phản hồi từ người dùng sớm trong quá trình phát triển. Vòng phản hồi này cho phép bạn thực hiện các cải tiến cần thiết, đảm bảo sản phẩm cuối cùng phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Đảm bảo tính linh hoạt và khả năng thích ứng với điều kiện thị trường thay đổi, tiến bộ công nghệ và nhu cầu của khách hàng. 
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc chia sản phẩm thành các phần nhỏ cho phép bạn đánh giá và giải quyết vấn đề sớm, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các bản phát hành lớn và đơn lẻ.
  • Tăng cường sự hợp tác:  Phát hành sản phẩm liên tục tạo điều kiện cho việc giới thiệu sản phẩm đến các bên liên quan thường xuyên, duy trì sự hợp tác tích cực.

Cách thức phát triển phần mềm linh hoạt  

Lập kế hoạch phát triển 

Có 2 phương pháp lập kế hoạch trong phát triển phần mềm linh hoạt:  

  • Iterative planning: Lập kế hoạch theo các chu kỳ ngắn. Kế hoạch phát triển của chu kỳ sau được lập ra dựa trên kết quả của chu kỳ trước và phản hồi đánh giá từ người dùng. 
  • Adaptive planning: Lập kế hoạch dài hạn, liên tục tinh chỉnh và cải thiện bản kế hoạch này khi có thêm thông tin từ thị trường hay phản hồi của người dùng. 

Do không có một bản kế hoạch chi tiết từ trước, phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt có thể để lại khoảng trống cho sự nhầm lẫn và hiểu lầm. Và việc lập kế hoạch đóng vai trò giảm thiểu sự hiểu nhầm này.
Các bước lập kế hoạch phát triển sản phẩm: 

(1) Quản lý product backlog: Product backlog là danh sách các công việc cần làm liên quan đến việc xây dựng một sản phẩm (Product Backlog Items – PBIs). Product Owner là người sở hữu backlog và chịu trách nhiệm quản lý nó. Một product backlog được quản lý tốt nên:

  • Là nơi duy nhất tập trung tất cả các yêu cầu cho việc phát triển sản phẩm’
  • Được sắp xếp thứ tự ưu tiên liên tục để phản ánh chiến lược sản phẩm,
  • Số lượng PBIs ở trạng thái Definition of Ready nên đủ cho 1 đến 2 chy kỳ phát triển sản phẩm, 
  • Số lượng PBIs ở trạng thái In Refinement nên đủ cho 1 đến 2 chy kỳ phát triển sản phẩm.

(2) Phát triển Minimal Viable Product (MVP): MVP là một khái niệm được sử dụng để giảm chi phí và rủi ro liên quan đến việc phát triển sản phẩm sai. Bằng cách tập trung vào các tính năng cốt lõi cung cấp giá trị cho khách hàng để thu thập phản hồi, MVP tối đa hóa cơ hội học hỏi thông qua vòng phản hồi Build-Measure-Learn. 

(3) Lập kế hoạch phát hành sản phẩm: Release plan được dùng để xác định KHI NÀO và LÀM THẾ NÀO để phát hành sản phẩm. Một release plan bao gồm:

  • Các mục tiêu cho 3 đến 6 tháng tới,
  • Số lượng release, giá trị tạo ra trong mỗi lần release và ngày phát hành dự kiến, 
  • Số lượng chu kỳ phát triển sản phẩm (iteration), 
  • Việc quản lý tài nguyên, sự phụ thuộc, và rủi ro. 

Buổi lập kế hoạch phát hành diễn ra từ 3 đến 6 tháng một lần, và kế hoạch này có thể được điều chỉnh sau mỗi chu kỳ phát triển sản phẩm. 

Phát triển sản phẩm 

Sau khi có release plan trong tay, product team sẽ tham gia vào quá trình phát triển và phát hành sản phẩm liên tục. 

(1) Lập kế hoạch cho một chu kỳ phát triển

Buổi lập kế hoạch là một time-boxed event diễn ra vào đầu mỗi chu kỳ phát triển, được thiết kế để hướng đến 3 mục tiêu: 

  • Xác định mục tiêu của chu kỳ phát triển tiếp theo, 
  • Chia nhỏ công việc cần làm thành các nhiệm vụ chi tiết, 
  • Thể hiện sự cam kết với công việc cần được hoàn thành trong chu kỳ. 

Sự thành công của buổi lập kế hoạch phụ thuộc vào việc có đủ PBIs đáp ứng Definition of Ready. Sự chuẩn bị này diễn ra trong quá trình làm mịn backlog. 

(2) Xây dựng sản phẩm

Trong chu kỳ phát triển sản phẩm, Product Owner nên lùi lại và để nhóm tự chủ công việc của mình. Vai trò chính của Product Owner ở giai đoạn này là luôn sẵn sàng cho các câu hỏi phát sinh và đưa ra các quyết định nhanh chóng nếu cần.

(3) Kiểm thử và đánh giá tính năng sản phẩm 

Một trong những lợi ích của việc phát triển sản phẩm linh hoạt là cơ hội thu nhập phản hồi từ người dùng liên tục trong suốt vòng đời sản phẩm. Sản phẩm sẽ được kiểm thử, đánh giá và xác nhận thông qua: 

  • PBI Acceptance, được thực hiện bởi Product Owner.
  • Iteration Reviews, được thực hiện bởi Product Owner và các bên liên quan.
  • User Acceptance Testing, được thực hiện bởi người dùng, khách hàng, hoặc đại diện của khách hàng. 

Tóm lại, việc áp dụng tư duy lấy khách hàng làm trung tâm và phát triển sản phẩm linh hoạt tạo điều kiện cho việc phát hành “đúng sản phẩm cho đúng người, sớm và thường xuyên”. Cách tiếp cận này, trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh ngày nay, đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Comments

Let’s make a great impact together

Be a part of BraveBits to unlock your full potential and be proud of the impact you make.